EU bế tắc trong việc áp giá trần dầu Nga xuống 60 USD một thùng

(VOH) – EU bế tắc trong việc hạ giá trần dầu Nga, nhiều nước đề nghị cân nhắc mức giá 60 USD một thùng, một số nước lại muốn cao hơn.

Cuộc họp bàn của Liên minh châu Âu (EU) về việc áp giá trần với dầu Nga lâm vào thế bế tắc khi các nước chưa thể thống nhất mức giá cuối cùng.

Một số quốc gia chủ chốt trong Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận việc áp giá trần dầu thô Nga ở mức 60 USD một thùng, đảm bảo đạt thỏa thuận giữa các nước thành viên và nhóm G7.

Trong khi đó, Ba Lan và các nước Baltic (Litva, Latvia và Estonia) yêu cầu mức giá thấp hơn “60 USD” và cho rằng mức này sát với chi phí sản xuất của Nga và 

Ngược lại, Hy Lạp, Cyprus và Malta lại muốn một mức cao hơn để tránh ảnh hưởng đến các mảng kinh tế quan trọng như vận tải biển, thương mại.

EU bế tắc trong việc áp giá trần dầu Nga xuống 60 USD một thùng 1
EU bế tắc trong việc áp giá trần dầu Nga xuống 60 USD một thùng.

Mức 60 USD đang cao hơn giá dầu Nga hiện tại. Nếu mức giá này được chấp thuận vẫn đủ hấp dẫn để Nga và các nước mua giao dịch như bình thường.

Mức giá này vẫn chưa chính thức được đề xuất. Bất kỳ thỏa thuận nào ở cấp EU đều cần toàn bộ các nước đồng ý và được G7 ủng hộ.

Các nước G7 đặt mục tiêu áp trần giá trước ngày 5/12 - thời điểm lệnh cấm nhập dầu Nga của EU có hiệu lực. Giá trần sẽ cấm cung cấp các dịch vụ như vận chuyển, cho vay hay bảo hiểm cần thiết để mua bán dầu Nga.

Biện pháp áp giá trần dầu Nga nằm trong gói trừng phạt thứ 9 của EU với Moskva liên quan đến xung đột tại Ukraine.

Mục tiêu của giá trần là hạn chế được nguồn thu và năng lực quân sự của Nga, nhưng phải đủ cao để Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu thô, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung gây tăng giá. Nếu áp giá trần quá thấp, lợi nhuận ít, Nga có thể đe dọa ngừng sản xuất, khiến giá dầu toàn cầu tăng vọt.