Khủng hoảng nợ gây áp lực với các nước đang phát triển

(VOH) - Mức nợ của chính phủ tính theo tỷ trọng GDP đã tăng ở hơn 100 quốc gia đang phát triển từ năm 2019 đến năm 2021. Nếu không tính Trung Quốc, mức tăng này ước tính vào khoảng 2 ngàn tỷ USD.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh làn sóng khủng hoảng toàn cầu khiến nhiều nước đang phát triển phải vay nợ nhiều hơn để giải quyết nhu cầu của người dân.Nhiều lãnh đạo quốc gia tham gia sự kiện này. 

Ước tính cho thấy rằng nếu mức tăng trung bình của các khoản nợ chính phủ được xếp hạng kể từ năm 2019 được phản ánh đầy đủ trong các khoản thanh toán lãi, thì các chính phủ sẽ phải trả thêm 1,1 ngàn tỷ USD cho tổng nợ toàn cầu vào năm 2023.

Khủng hoảng nợ gây áp lực với các nước đang phát triển 1
Ảnh minh họa

Nợ nước ngoài của các quốc gia IDA cũng tăng gần gấp 3 trong thập kỷ tính đến năm 2021. Theo Reuters, các khoản thanh toán nợ công của những nước nghèo nhất thế giới dự kiến tăng 35% từ năm 2021 đến 2022, lên khoảng 62 tỉ USD trong khi các khoản thanh toán trong hai năm tới dự kiến vẫn ở mức cao một phần do lãi suất tăng và giá trị các đồng tiền yếu đi.

Nhiều nguyên nhân được đặt ra như đại dịch COVID-19, tình hình chính trị bất ổn, khí hậu khắc nghiệt. Về kinh tế, lãi suất tăng liên tục thời gian qua cũng khiến khủng hoảng nợ đang gây áp lực lớn lên tài chính công, nhất là với các nước đang phát triển đang cần đầu tư cho giáo dục, y tế, nền kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vào tháng 10/2022, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng đang diễn ra tại những khu vực nghèo nhất thế giới, đe dọa làm suy yếu sự phục hồi kinh tế toàn cầu.