Liên Hiệp Quốc: Lương thực ở Triều Tiên đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua

(VOH) - Sản lượng lương thực ở Triều Tiên đang giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua vì ảnh hưởng thiên tai và các lệnh trừng phạt quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này.

Nhận định trên được Liên Hiệp Quốc nêu ra vào hôm nay ngày 6/3 trong bản kế hoạch "Nhu cầu và ưu tiên 2019".

Theo đó, sản lượng lương thực năm 2018 của Triều Tiên chỉ đạt 4,95 triệu tấn - giảm 500.000 tấn. Đây là "sản lượng thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Điều này dẫn tới mức chênh lệch lương thực đáng kể", ông Tapan Mishra, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên, phát biểu trong một tuyên bố. 

Triều Tiên trong nhiều thập kỷ đã vật lộn với tình trạng thiếu lương thực thường xuyên do hậu quả của thiên tai, thiếu đất canh tác, phương thức canh tác nông nghiệp kém hiệu quả và ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt quốc tế vì các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân mà nước này theo đuổi.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một lần thị sát canh tác nông nghiệp (Ảnh: Reuters)

Margareta Wahlstrom, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters sau chuyến thăm Triều Tiên vào cuối năm ngoái rằng sản lượng lương thực tại đây giảm hơn 30% so với mức trung bình ở một số khu vực và giá gạo có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm nguy cơ mất an ninh lương thực tại quốc gia này.

Sản lượng lương thực giảm khiến 3,8 triệu người Triều Tiên, tương đương 6,6% dân số trong tổng số 25 triệu dân Triều Tiên, cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp trước nguy cơ bị suy dinh dưỡng và mắc nhiều bệnh khác với tổng giá trị hỗ trợ lên tới 120 triệu USD. Tháng 2 vừa qua, Bình Nhưỡng cho biết nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu 1,4 triệu tấn lương thực trong năm nay.

Tuy nhiên, trong tình hình thiếu kinh phí như hiện tại, Liên Hợp Quốc lại buộc phải cắt giảm mục tiêu hỗ trợ. Theo đó, sẽ chỉ có khoảng 24% nhu cầu viện trợ được đáp ứng và ông Tapan Mishra miêu tả đây là "một trong những kế hoạch nhân đạo được nhận viện trợ thấp nhất trên thế giới". Ông cũng kêu gọi các tổ chức không nên để mục đích chính trị ảnh hưởng đến hoạt động viện trợ nhân đạo. 

Triều Tiên hiện đang đứng trước nguy cơ đe dọa an ninh lương thực khi sản lượng lương thực ở nước này giảm xuống mức kỷ lục (Ảnh: nst.com)

Ông Mishra nhận định các lệnh trừng phạt quốc tế là thách thức lớn gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp viện trợ và buộc các nhóm cứu trợ khác phải thu hẹp hoạt động của họ ở Triều Tiên.

"Không nhận đươc nguồn kinh phí phù hợp trong năm nay, lựa chọn duy nhất còn lại đối với các tổ chức sẽ là đóng các dự án cộng đồng hỗ trợ cuộc sống cho hàng triệu người", ông Mishra nói trong một tuyên bố.

 

U.N. warns of worst food harvest in North Korea in a decade

(Reuters) - North Korea’s food production last year fell to its lowest level in more than a decade as natural disasters hit the country already under crippling international sanctions over its weapons program, the United Nations said on Wednesday.

North Korea has for decades been grappling with chronic food shortages in the face of a dysfunctional state ration system and international sanctions imposed over its nuclear and missile programs.

Last year, Pyongyang called for an “all-out battle” against “an unprecedented heat wave” and its mission to the United Nations in New York last month warned of a food crisis.

A prolonged heat wave, along with typhoon and floods has taken a toll on food harvest, which posted a 9 percent drop from 2017 to the lowest level in more than a decade, the United Nations said.

Margareta Wahlstrom, president of Swedish Red Cross, told Reuters after her visit to the North late last year that maze yields fell more than 30 percent from average levels in some areas and rice prices would likely rise this year, aggravating food security.

That has resulted in a “significant food gap,” leaving some 3.8 million, or 6.6 percent of its 25 million population, in urgent need of humanitarian assistance worth $120 million, according to Tapan Mishra, the U.N. Resident Coordinator in the North.

The United Nations has been struggling to rally donors behind its North Korea programs, and said its 2018 “Needs and Priorities Plan” for the isolated nation was only funded at 24 percent.

Mishra cited international sanctions as a major challenge which has caused delays in aid deliveries and forced other relief groups to scale back their operations in the North.

“Without adequate funding this year, the only option left for some agencies will be to close projects that serve as a life-line for millions of people,” Mishra said in a statement.