Úc nóng kỷ lục, nhiệt độ cao nhất chưa từng có trong 62 năm qua

(VOH) - Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ trong tuần này cho thấy, năm nóng nhất được ghi nhận trong thập kỷ qua chính là năm 2021 là năm nóng nhất thứ sáu.

Hôm 14/1, Nhà chức trách Australia đã cảnh báo người dân nước này nên ở trong nhà, nếu như không có việc cần thiết phải ra ngoài, do những đợt nắng nóng gay gắt dọc theo bờ biển phía tây bắc, đã đẩy nhiệt độ lên tới 50,7 độ C, mức cao nhất trong vòng 62 năm qua.

Các nhà khoa học và nhà hoạt động khí hậu đã cảnh báo rằng, sự nóng lên toàn cầu do phát thải khí nhà kính do con người tạo ra, đặc biệt là từ nhiên liệu hóa thạch đang trên đà mất kiểm soát.

Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ trong tuần này cho thấy, năm nóng nhất được ghi nhận trong thập kỷ qua chính là năm 2021 là năm nóng nhất thứ sáu.

Tại một vùng khai thác quặng sắt ở Pilbara, tây bắc Australia, nơi nhiệt độ lên đến đỉnh điểm vào hôm 14/1 là nơi có khí hậu khô, nóng bức với nhiệt độ thường dao động khoảng 30 độ C vào thời điểm này hàng năm.

Úc nóng kỷ lục, nhiệt độ cao nhất chưa từng có trong 62 năm qua 1
Đoàn lạc đà chở du khách trên sa mạc gần bãi biển Cabil gần Breum, Australia

Úc là một trong 5 quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc, Mỹ, Nga và Saudi Arabia), nhưng chính phủ nước này đã từ chối rút khỏi sự phụ thuộc vào than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác, đồng thời cho rằng làm như vậy sẽ tạo ra công ăn việc làm.

Nguyên nhân do Úc là quốc gia xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch đứng thứ 3 thế giới. Cụ thể, nhiên liệu hóa thạch xuất khẩu của Nga chiếm 12% thị phần thế giới, Saudi Arabia chiếm 9%, thì Úc chiếm 6,8% thị phần. Trong đó, than đá là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, điều này đã đưa Úc trở thành nhà xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới với 29% thị phần trên toàn cầu, tiếp theo là Indonesia với 26% và Nga là 14%.

Các nhà khoa học nhận thấy nhiệt độ tăng cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và năng suất lao động ngoài trời, gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ USD.