Anh nông dân “3 giàu”

(VOH) - Ham học hỏi, giàu nghị lực, và thương người đó là những tính cách giúp anh Bùi Văn Cường ở ấp Mây Đắng, xã Phước Thạnh, trở thành 1 trong những người đại diện cho huyện Củ Chi tham dự đại hội công dân tiêu biểu sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố năm 2010.

Là người con của “đất thép” Củ Chi, TPHCM, nên ít nhiều tích cách của anh Bùi Văn Cường đã được pha chút “chất thép” để đứng vững trước khó khăn. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó chưa đủ giúp anh làm giàu cho gia đình mình nếu như bản thân anh không có chí phấn đấu. Xuất thân từ thành phần nông gia, nên từ nhỏ công việc đồng áng đã gắn bó với tuổi thơ anh. Những tháng ngày theo cha ra ruộng, phụ mẹ và anh chị trong công việc đồng áng đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm cho anh sau này khi lập nghiệp.

Anh Cường tâm sự, vì sinh ra trong một gia đình nghèo đông anh em nên tôi hiểu chỉ có phấn đấu lao động mới mong đổi đời. Anh Cường nói thêm, trước đây, lúc mới lập nghiệp do đất đai của nhà ít ỏi, anh phải bươn chải làm đủ mọi nghề, thấy gì có lời là làm. Thời điểm từ năm 1994 trở về trước, nhận thấy kinh doanh phân bón và thuốc trừ sâu có ăn, anh đầu tư làm. Sau đó, khi có chút tiền dư dả anh bắt đầu dồn vào mua đất. Đây cũng là lúc cơ hội đã đến với anh. Khi đường sá Củ Chi mở rộng, anh chuyển qua kinh doanh xăng dầu. Từ đấy kinh tế gia đình dần đi vào ổn định. Thế nhưng lúc này anh bắt đầu nghĩ đến kinh doanh cái nghề “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Bởi theo anh, làm nông nghiệp tuy vất vả nhưng nếu biết chọn loại hình đúng và đầu tư hợp lý thì hiệu quả của nó cũng không nhỏ. Hơn nữa, không có gì khuây khỏa và thoải mái bằng việc mỗi ngày được tiếp xúc với thiên nhiên, hoa cảnh.

Từ ý nghĩ đó, năm 2004, anh dành 500 m2 đất nhà trồng thử 1.000 cây lan Mokara với chi phí đầu tư khoảng 70 triệu đồng. Do kiến thức làm nông sẵn có lại chịu học hỏi nên sau gần 2 năm trồng thử nghiệm vườn lan của anh đã phát triển xanh tốt và bắt đầu cho thu hoạch lai rai.

Qua kết quả có được, năm 2006, anh mạnh dạn đầu tư 800 triệu đồng, mở rộng vườn lan lên 3.500m² theo mô hình hiện đại. Lứa hoa với 24.000 cây năm đó, mỗi tháng đã đem về cho gia đình anh khoảng 150 triệu đồng. Nói về cây lan anh Cường bộc bạch:

Khi có được thành công, anh Cường mở rộng vườn lan lên diện tích 12.000 m2 và tìm cách tự để giống vì theo anh giống lan hiện nay rất mắc phải từ 50.000 đến 60.000 đồng/cây giống. Trong khi đâu phải lúc nào người trồng cũng tìm mua được đúng giống lan có chất lượng. Về điều này, anh Cường nêu ý kiến:

Thật vậy, ngay bản thân anh Cường dù có kinh nghiệm, nhưng đã có lần anh cũng mua phải nhầm giống lan dỏm với số cây lên đến 2.000 cây, thiệt hại gần 100 triệu đồng. Sau này nhờ chịu tỉ mỉ tách giống từ cây mẹ mà anh đã chủ động về nguồn giống và tiết kiệm rất nhiều về chi phí. Nhận xét tinh thần chịu học của anh Cường trong sản xuất, ông Nguyễn Văn Huệ - Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Phước Thạnh cho biết:

Đáng quý hơn, khi cuộc sống gia đình khá giả anh vẫn không quên giúp đỡ người nghèo. Bởi lý do đơn giản theo anh Cường thì:

UBND xã Phước Thạnh cho biết, ngoài việc đã xây tặng 5 căn nhà tình thương trị giá mỗi căn 15 triệu đồng cho 5 hộ nghèo trong xã; hàng năm vào mỗi dịp lễ tết anh Cường còn trích tiền mua khoảng 25 phần quà với tổng trị giá hơn 4 triệu đồng tặng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, trong cách cư xử chòm xóm với nhau, anh Cường rất chan hòa và biết “kính trên nhường dưới”. Qua đó gia đình anh Cường liên tục được xã bình chọn là gia đình văn hóa nhiều năm. Nhận xét về anh Cường, bà La Thị Ghinh nhà ở ấp Mây Đắng, một hộ nghèo được anh Cường giúp đỡ xây tặng căn nhà tình thương nói:

Hy vọng với bản tính ham học hỏi, chịu khó lại hay giúp đỡ người nghèo sẽ giúp cho anh Cường gặp nhiều may mắn và thuận lợi hơn trong sản xuất. Để anh Cường có điều kiện giúp được cho nhiều người nghèo vượt lên số phận như mình. Và rõ ràng với những đức tính ấy, anh Cường thật sự xứng đáng là công dân tiêu biểu sản xuất kinh doanh giỏi của huyện đi dự đại hội cấp thành phố năm nay.

Trường Duy