Bài học kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng

(VOH) - Năm 2009 vừa quá chúng ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế và đạt tốc độ tăng trưởng 5,3%. Không những thế, chúng ta còn kiểm soát được lạm phát dưới hai con số : 6,8%. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chúng ta đã thành công kép: vừa giữ được tốc độ tăng trưởng hợp lý, vừa kiểm soát được lạm phát.

Chính năm 2009 vừa quá, có nhiều nét đặc biệt và để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành kinh tế. Có lẽ cũng chính vì những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2009 mà tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra ở Thụy Sĩ, tổng thổng nước chủ nhà đã mời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo về kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của Việt Nam tại hội nghị.

Bài học kinh nghiệm đầu tiên là chúng ta đã biết điều chỉnh và lựa chọn mục tiêu ưu tiên bởi diễn biến tình hình thay đổi thì mục tiêu cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Với sự nhìn thẳng vào sự thật những yếu kém của nến kinh tế và là năm thứ 3 bước vào gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và hiệu ứng phụ của năm trước trong việc kiềm chế lạm phát, lại được sự cộng hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ đã chuyển từ mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế. Việc này thể hiện tính chủ động, kịp thời vượt trước ngăn chặn nhằm ổn định ở trong nước để ứng phó với tác động bất ổn ở bên ngoài. Chính sự chủ động và kèm theo biện pháp cụ thể mà chúng ta không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, không bị suy thoái, chỉ suy giảm tốc độ tăng trưởng. Tức là vẫn giữ được tăng trưởng dương nhưng có suy giảm so với trước, chứ không bị tốc độ tăng trưởng âm như các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Lại một sự điều chỉnh rất hợp lý khi quí 1 còn giữ được tăng trưởng tuy không cao nhưng do bắt mạch được nền kin tế nên Chính phủ trong quí 2 lại tiếp tục điều chỉnh mục tiêu từ mục tiêu ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế, được bổ sung them nội dung : “duy trì và phục hồi tăng trưởngrkinh tế” . Và từ đầu tháng 12-2009, để ngăn chặn nguy cơ lạm phát cao tăng trở lại do hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế như kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng, cho vay bù lãi suất .v.v. thì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn tái lạm phát cao trở lại, lại được đề cao.

Bài học kinh nghiệm thứ 2 trong vượt qua khủng hoảng là chúng ta đã lựa chọn giải pháp chủ yếu rất phù hợp với mục tiêu ở từng thời điểm của nến kinh tế. Mục tiêu ưu tiên đã chuyển từ kiếm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế, nên biện pháp chủ yếu cũng được chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng, linh hoạt, thận trọng tiền tệ - tài khóa. Trong các giải pháp, đáng chú ý là hỗ trợ bù lãi suất 4%. Việc cấp bù lãi suất 4% có 4 điểm nổi bật: là cách làm riêng, có sang tạo của Việt Nam, phù hợp với nguồn lực có hạn chế của Việt Nam, có nguồn vốn dể doanh nghiệp tiếp cận được , có tác động lan tỏa để ngân hàng đưa vốn ra thị trường. Nhờ bù lại suất 4% với nguồn vốn bù 17.000 tỉ đồng mà doanh số cho vay từ các ngân hàng cho các doanh nghiệp đã lên con số trên 400.000 tỉ đồng. Khi các doanh nghiệp có vốn để phát triển sản xuất kinh doah, việc làm cho người lao động được ổn định tạo được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Cũng chính vì vậy mà các chủ trưởng, giải pháp của Chính phủ đưa ra đã có sự phối họp chặt chẽ cùng một hướng của các ngành, các cấp, sự đồng thuận giữa Chính phủ, doanh nghiệp và dân chúng. Trước đây, chúng ta tập trung các giải pháp chủ yếu lĩnh vực tiền tệ, đặt gánh nặng quá mức vào lĩnh vực này, làm cho chính sách tiền tệ thắt quá chặt, thậm chí có lúc giật cục khó dự đoán, thì năm 2009, chúng ta có sự phối hợp đồng bộ hơn với nhiều giải pháp về tài chính, giá cả, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm .v.v. Nếu có vốn nhưng địa phương giải phóng mặt bằng chậm thì cũng không giúp cho dự án triển khai thực hiện được. Nếu doanh nghiệp sản xuất nhưng không tiêu thụ được thì hàng tồn kho, doanh nghiệp phải khốn đốn. Nghĩa là các giải pháp của Chính phủ đưa ra đã tạo được sự đồng thuận cao ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các cấp, làm cho sự vận hành của nền kinh tế đồng bộ hơn và gặt hái được thành công.

Một bài học kinh nghiệm nữa mà chúng ta cũng rút ra được là sự kết hợp giữa nội lực trong nước và ngoại lực, trên cơ sở đề cao nội lực và tranh thủ ngoại lực. Như chúng ta đã thấy, khi suy giảm kinh tế toàn cầu thì cả thế giới đều khó khăn và mọi quốc gia đều có các giải pháp để cứu nền kinh tế ở quốc gia mình. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư giảm tiếp FDI bị sụt giảm mạnh, nguồn vốn đầu tư trực tiếp rất khó khăn nhưng phải bằng mọi giá tạo được nguồn vốn tiềm ẩn trong xã hội đưa vào sản xuất kinh doanh. Đối với tiêu thụ, xuất khẩu chắc chắn sẽ giảm do hàng rào kỹ thuật của các quốc gia thì phải mở rộng thêm thị trường mới, đặc biệt là đẩy mạnh thị trường nội địa, vận động phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Chính nhờ những giải pháp và chủ trương đúng mà xuất khẩu tuy có giảm nhưng vẫn đạt kim ngạch 65 tỉ đô la, giảm 9,9% so với năm trước. Đặc biệt, nhờ quay lại và phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp mà tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, sau khi loại trừ yếu tố tăng giá đã tăng được hai con số và cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của năm trước, cao gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tiêu thụ trong nước đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế mà lâu nay các doanh nghiệp mải mê cho xuất khẩu, đã quên thị trường tiềm năng với 86 triệu dân này. Khi có bất ổn ở bên ngoài tác động thì ổn định trong nước là yếu tố rất quan trọng để duy trì hoạt động kinh tế xã hội bình thường. Với đất nước ta, trong tổng số 86 triệu dân, là quốc gia đông dân thứ 13 thế giới mà lại có đến 70% dân số sống ở vùng nông thôn nên nông thôn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Trong khi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều bị sụt giảm thì với mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đạt tốc độ tăng trưởng gần 10%. Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của cả nước 66 tỉ đô la thì xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản có kim ngạch trên 15 tỉ đô la.

Sự điều hành và lèo lái con thuyền kinh tế của Chính phủ trong năm vừa qua là sự kết hợp chặt chẽ giữa bàn tay hữu hình của Nhà nước và bàn tay vô hình của thị trường, là sự nắm bắt, dự báo đúng sự phát triển kinh tế trong điều kiện khủng hoảng để có các chính sách vĩ mô và vi mô và đã gặt được những kết quả khả quan mà chúng ta đã thấy. Bước sang năm 2010 này thì mục tiêu ngăn chặn lạm phát cao trở lại và tái cấu trúc kinh tế, tám nhóm giải pháp và 132 đầu việc cụ thể mà Chính phủ đã triển khai, hi vọng tiếp tục sẽ gặt hái được những thành công .

Nguyễn Khánh