Cần mở rộng chính sách làm đòn bẩy cho doanh nghiệp

(VOH) - Trong các tiêu chí phát triển kinh tế, tiêu chí đầu tiên quan trọng nhất được thành phố ưu tiên, là phải tạo ra sự chuyển biến khác biệt về kinh tế so với cả nước, đó cũng là một trong những điểm nhấn về tái cấu trúc kinh tế thành phố hiện nay.
Lập trình viên làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung. Ảnh: SGGP

Theo ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chúng ta đang hướng tới một đô thị khoa học công nghệ, sử dụng nhiều hàm lượng chất xám cao, thâm dụng lao động ít, là xu hướng tất yếu. Bất kì doanh nghiệp nào cũng không nằm ngoài quy luật đó, vì nó mang yếu tố cạnh tranh cao quyết định sự sống còn của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế thành phố, lực lượng doanh nghiệp được xem là một trong những bộ phận nòng cốt đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế thành phố lại vấp phải nhiều khó khăn. Nhất là khó về chính sách, ưu đãi thuế, thuê đất, đầu tư công cho hạ tầng… điều này làm cho các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước băn khoăn. Nếu như cách đây vài năm, doanh nghiệp đầu tư  một dây chuyền sản xuất được xem như là hiện đại, họ sẽ được hưởng những chính sách ở thời điểm đó. Nhưng hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, những dây chuyền đó lại trở nên  lạc hậu, họ muốn đầu tư một dây chuyền hiện đại hơn, tự động hóa cao hơn. Nghĩa là mở rộng dự án, nhưng chính sách vĩ mô của ta không còn ưu đãi nữa, mặc dù giá trị của của dây chuyền mới có thể cao hơn giá trị đầu tư ban đầu. Trăn trở vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Phước - Phó ban Quản lý Khu chế xuất khu công nghiệp thành phố cho biết:

Nếu nhìn trên mặt bằng chung, không phải doanh nghiệp nào cũng thuận lợi trong việc hưởng chính sách ưu đãi, kể cả các đơn vị nhà nước. Công viên phần mềm Quang Trung, hay khu công nghệ cao, là các đơn vị được xem là điển hình trong vấn đề phát triển ở lĩnh vực công nghệ sẽ là bộ mặt tương lai của thành phố. Tuy nhiên, các đơn vị này vẫn gặp những rào cản, những khó khăn. Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hội đồng thành viên, công viên phần mềm Quang Trung cho biết, hiện nay các nhà đầu tư bất động sản cho công nghệ cao, tức là những người xây văn phòng để cho các doanh nghiệp phần mềm thuê, thành phố cũng có chính sách cho thuê đất giá rẻ, tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng thu hồi vốn chậm. Mặt khác, do đặc thù của của lĩnh vực này nên không thể cho các ngành khác thuê, vì thế không khuyến khích cho họ đầu tư. Ông Chu Tiến Dũng, nói:

Rõ ràng trong giai đoạn này, hầu như các doanh nghiệp không thể xoay chuyển tình thế mà chỉ tự tìm hướng đi, họ vẫn cần những chính sách hỗ trợ của nhà nước, nói như vậy không có nghĩa là ỷ lại hay trông chờ. Ông Phạm Quốc Tài - Phó Tổng Giám đốc Samco cho biết:

Hiện tại thị trường đang tái cấu trúc diễn ra một cách tự nhiên, bản thân các doanh nghiệp cũng đang sắp xếp lại cơ cấu lại cho phù hợp với xu thế, tuy nhiên, cần phải có định hướng khoa học. Ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ tịch UBND TPHCM cũng nhấn mạnh, trước mắt tập trung vốn cho bốn ngành công nghiệp trọng yếu và chín ngành dịch vụ, đưa ra những công việc thành phố cần làm, các quy hoạch chính sách trong thời gian tới phải có, phải thực hiện được và các chủ trương này sẽ đến từng doanh nghiệp.