Chấn chỉnh hoạt động nuôi và chế biến xuất khẩu thủy sản

(VOH) - Xuất khẩu thủy sản 2010 của Việt Nam được dự báo đạt 4,5 tỉ USD hoàn toàn nằm trong tầm tay. Đây là một thông tin rất phấn khởi nhưng nếu không có những chấn chỉnh, mục tiêu trên có thể bị ảnh hưởng.

Hiện giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng cao. Ảnh: Baoanhdatmui

Vụ tràn dầu ở Mỹ đã đẩy giá tôm và nhiều loại hải sản lên cao, tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nứơc ta. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2010 đã đạt hơn 1,6 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu tôm đông lạnh đã tăng gần 30% so với cùng kỳ, đặc biệt tại các thị trường EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... Mặt hàng cá tra, basa mặc dù bị thiệt hại do đồng euro mất giá so với đồng USD nhưng cũng có mức tăng trưởng hơn 12%. Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu cá tra và tôm lớn thứ 2 của VN. Thế nhưng tình hình nuôi tôm, cá trong nước đang có những bất ổn về giá cả thu mua và giảm sản lựơng.

Hiện giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng cao. Tại Cà Mau, tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg giá 180.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 140.000 đồng/kg và loại 40 con/kg giá 118.000 đồng/kg, trong khi tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá 54.000 đồng/kg. Một số nơi khác giá tôm thẻ đã tăng lên mức 58.000 đồng/kg, tăng gần 50% so với năm ngoái. Lý giải cho giá tôm tăng cao, không chỉ do tôm nuôi bị thiệt hại vì thời tiết năng nóng bất thừơng và dịch bệnh, mà còn do giá thu mua thấp, từ những năm trứơc đã làm nhiều ngừơi nuôi tôm phải bỏ ao hoặc chuyển đổi qua nghề nghiệp khác, làm giảm sản lựơng tôm nuôi đáng kể. Giải pháp cho phát triển nuôi tôm ổn định là nuôi tôm sú sinh thái bền vững, ông Lương Lê Phương, Thứ trửơng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng:

Đối với cá tra, tình hình có vẻ phức tạp hơn, bởi giá thu mua cá nguyên liệu thừơng lên xuống xoay quanh giá thành sản xuất, làm đa số ngừơi nuôi thua lỗ, phải treo ao. Hiện diện tích nuôi cá tra ở An Giang, Đồng Tháp.v.v. đã giảm từ 500 ha đến 700 ha/ địa phương. Nỗi khổ của ngừơi nuôi cá là giá thu mua cá nguyên liệu của nhà máy chế biến thủy sản có những lúc thấp hơn gía thành sản xuất, làm ngừơi nuôi thua lỗ, giảm thả nuôi. Theo ước tính, có hơn 50% diện tích ao cá tra đã nghỉ nuôi và số còn lại đang thả nuôi chờ thời, giảm mật độ đến 50%. Theo nhiều hộ nuôi ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp... chưa bao giờ nghề nuôi cá tra chịu lỗ kéo dài như hiện nay và thật sự đã lâm vào khủng hoảng. Nhiều hộ nuôi cá mang nợ ngân hàng hàng trăm tỷ đồng, trong đó nhiều hộ đã hết khả năng thanh toán. Trước đây, giá đất nuôi cá ở Tân Lộc từ 200 - 300 triệu đồng/công, nay giảm khoảng 40% - 50%, nhưng chẳng ai thèm trả gía. Giấy tờ đất, tài sản đã thế chấp ngân hàng nhưng chẳng thấm vào đâu. Ông Phạm Văn Nẫm, chủ hầm cá ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vừa xuất bán khỏang 500 tấn cá tra nhưng lỗ cũng phải bán vì cá đã đến ngày xuất ao, ông Nẫm nói:

Vì vậy, chuyện giảm sản lựơng cá tra nguyên liệu là chuyện khó tránh khỏi. Hệ lụy sau khi ngừơi nuôi tôm, cá thua lỗ là giai đọan các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu gặp khó khăn vì thiếu nguyên liệu. Hiện vùng đồng bằng sông Cửu Long có trên 190 nhà máy chế biến thủy sản, với tổng công suất thiết kế trên 1,2 triệu tấn/năm. So với năm 2003, số nhà máy nhiều gấp 2,3 lần, tổng công suất thiết kế nhiều gấp 2,7 lần. Nhưng do thiếu nguyên liệu nên mỗi năm tổng công suất chế biến thực tế của các nhà máy chỉ đạt chưa đến 60%. Riêng 5 tháng đầu năm nay, chế biến thực tế của các nhà máy thủy sản trong vùng chỉ đạt từ 40% đến 59% tổng công suất thiết kế.

Vấn đề ở đây là việc có nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản cạnh tranh chào bán sản phẩm với giá thấp nên quay lại mua cá tra nguyên liệu giá thấp. Giá cá tra phi lê được chào bán từ dưới 2 USD/ kg cho đến hơn 3 USD/ kg tùy theo thị trừơng, hầu hết đều giảm 20-30% so với năm 2008. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Vasep, chuyện kinh doanh mặt hàng và giá cả là do doanh nghiệp tự điều tiết. Do vậy, ngừơi nuôi cá phải mạnh lên, đủ sức làm đối tác với doanh nghiệp, để đàm phán giá cả, ông Hòe nói:

Tuy nhiên, việc ngừơi nuôi cá tra tự bảo vệ mình không phải dễ vì sản xuất còn mang mún, chưa làm ăn tập thể, do vậy cần có cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi. Theo ông Hùynh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh An Giang, Trưởng Ban thành lập Ban chỉ đạo sản xuất và xuất khẩu cá tra, vấn đề thiếu quy họach vùng nuôi, nâng cao chất lượng hoặc chuyện doanh nghiệp vi phạm, bán phá giá cá tra đã xảy ra lâu nay nhưng không được xử lý, hậu quả đến nay giá cá tra xuất khẩu giảm, ảnh hửơng đến người nuôi. Do đó, Ban điều hành cá tra cần có giải pháp cho vấn đề này, ông Năng cho biết:

Với quan điểm về Hiệp hội, Ban điều hành, cần có vai trò quyết định của Chính phủ và các bộ ngành, ông Nguyễn Minh Nhị, cho biết:

Bên cạnh việc chấn chỉnh họat động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, ngừơi nuôi cá tra cũng cần có những hỗ trợ để phát triển sản xuất. Nhu cầu cần vốn để nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay rất lớn do giá thành sản xuất tăng. Tuy nhiên, các ngân hàng tỏ ra dè dặt vì ngừơi nuôi cá tra thua lỗ, chưa hoàn vốn được. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với Đề án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra là cần thiết và là hướng đi tất yếu. Tuy nhiên, khi thực hiện quy họach này, người nuôi nhỏ lẻ sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó, theo một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, họ đều chủ động được 50-60% nguyên liệu, từ khách hàng truyền thống là 30-40%, còn lại mua từ người nuôi bên ngoài. Vì thế, sau quy hoạch, nếu hộ nào không đủ tiêu chuẩn nuôi, các ngành chức năng khuyến khích bà con nên chuyển đổi nghề hoặc chuyển sang nuôi những loại cá khác để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều cần thiết bây giờ là các ngành chức năng cần khuyến khích nông dân tham gia các tổ hợp tác, liên kết lại để hình thành vùng nuôi lớn gắn với các doanh nghiệp chế biến để tránh khủng hoảng thừa và cũng tránh bị ép giá như thời gian qua./.

Nguyễn Thắng