Cơ chế mới trong thu mua xuất khẩu gạo năm 2010

(VOH) - Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 1/ 2010, cả nước đã xuất khẩu hơn 350.000 tấn gạo, trị giá trên 160 triệu USD, tăng 17% về lượng và 37% về giá so với cùng kỳ năm trước, với giá xuất bình quân hơn 463 USD/tấn. Và trong tháng 2 này sẽ xuất khẩu thêm 300.000 tấn gạo.

Tổng Công ty Lương thực Miền Nam giá gạo trên thế giới đang giảm, hiện chỉ còn 440 USD- 450 USD/tấn loại 5% tấm., còn giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã giảm còn 4.400 đồng/kg thấp hơn so với giá vào cuối năm 2009 khỏang 5.500 đồng đến 6.000 đồng/kg. Để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hoạt động xuất khẩu gạo, một cơ chế mới đang được Tổng Công ty Lương thực miền Nam dự kiến áp dụng.

Trứơc tiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cam kết không để giá lúa xuống dưới 4.000 đồng/kg. Nếu giá lúa xuống dưới 4.000 đồng/kg, Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA sẽ can thiệp và buộc các doanh nghiệp thành viên phải thu mua lúa gạo tạm trữ với giá 4.300 đồng- 4.400 đồng/kg, với điều kiện lúa phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trên mặt bằng giá này, mua lúa cho bà con nông dân không dưới 4.000 đồng/kg. Ví dụ với gía sàn mua lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Hiệp hội sẽ có sự can thiệp khi lúa xúông gía, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết:

Không chỉ bảo đảm mua lúa để nông dân có lời ít nhất 30%, việc cung cấp thông tin gía cả cho nông dân, HTX là một vấn đề quan trọng. Hiện cả nước có 3.000 xã chủ lực sản xuất lúa hàng hóa, theo dự kiến Tổng Công ty lương thực miền Nam, các doanh nghiệp thành viên phối hợp với hội nông dân sẽ giúp trang bị máy vi tính ở từng xã này, nối mạng để nông dân truy cập thông tin gía lúa gạo. Qua đây nông dân có cơ sở đàm phán gía với thương lái, hạn chế bị ép gía.

Một vấn đề khác là việc tổ chức lại mạng lứơi thương lái, đại lý và cơ sở xay xát, vận động họ tham gia vào các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở địa phương để thu mua cung cấp gạo cho doanh nghiệp. Gía cả được thông tin rộng rãi cho thương lái và đại lý phải mua đúng gía cho nông dân, ông nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam cho ví dụ:

Về phía bà con nông dân, những vấn đề đặt ra hiện nay là phải tham gia vào tổ chức sản xuất tập thể như tổ hợp tác, hợp tác xã và theo dõi thông qua các phương tiện thông tin, mạng internet để biết gía cả thị trừơng lúa gạo, có cơ sở đàm phán với doanh nghiệp, thương lái trong định gía mua lúa.

Cùng với những vấn đề trên, nhà nứơc cần có chính sách để các ngân hàng kéo dài thời gian trả nợ cho nông dân vay vốn. Đây là cơ hội để tránh áp lực phải trả nợ, làm nông dân phải bán lúa gấp sau thu họach, cũng tạo điều kiện để thương lái, đại lý ém giá mua lúa của nông dân.

Hiện nay, bệnh đạo ôn đang gia tăng trên trà lúa Đông Xuân. Tại các tỉnh Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang… có khoảng 100.000 ha bị nhiễm bệnh, tỷ lệ trung bình 5% - 15%, nơi cao nhất lên đến 30%. Trong khi đó, rầy nâu cũng tấn công trên 46.000 ha lúa Đông Xuân, mật độ trung bình 750 - 2.000 con/m vuông, nơi cao từ 3.000 - 7.000 con/m vuông. Hiện rầy nâu đang di trú rộ, dự báo lứa rầy cám mới nở sẽ xuất hiện ngay trước Tết Canh Dần, khoảng từ 27 đến 29 tháng Chạp Âm lịch. Do đó, ngành nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nông dân cần tăng cường phòng trị để bảo đảm vụ lúa thành công. Năm 2009, cả nứơc đã xuất khẩu 6 triệu tấn gạo và năm 2010 dự kiến lựơng gạo xuất khẩu cũng không thua kém. Hy vọng với cơ chế mới dự kiến áp dụng trong thu mua xuất khẩu gạo năm 2010, bà con nông dân sẽ an tâm, vừa được mùa vừa bán lúa với gía tốt nhất./.

Nguyễn Thắng