Đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả còn nhiều khó khăn

(VOH) - Mặc dù các ngành các cấp, các lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực trong đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả, song trên thực tế tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn là mối lo của người tiêu dùng và của cả doanh nghiệp.

Kể từ khi thực hiện Chỉ thị 31/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. 10 năm qua các cơ quan chức năng đã phát hiện gần 126.000 vụ vi phạm về sản xuất và tiêu thụ hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 124 tỷ đồng, trong đó lực lượng quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra gần 27.000 vụ với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính 30 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% của cả nước. Riêng sáu tháng đầu năm 2010, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý gần 41.000 vụ vi phạm là hàng giả, hàng nhái xâm phạm sở hữu công nghiệp. Chỉ riêng TPHCM, bảy tháng đầu năm 2010 đã phát hiện hơn 400 vụ vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, tăng hơn 100 vụ so với cùng kỳ. Không riêng gì TPHCM, tình hình hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả các tỉnh khu vực phía Nam đều ngày càng tăng. Không những tăng về số lượng, khối lượng mà sản phẩm làm giả ngày càng tinh vi hơn khó phát hiện nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ cao. Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục hải quan, Nguyễn Phi Hùng, nói:

Trên thị trường hầu như các chủng loại hàng hóa đều có hàng giả hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ. Từ những mặt hàng tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: sữa, bánh kẹo, rượu, thực phẩm, hóa chất, tân dược, mỹ phẩm đến hàng may mặc, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, phân bón .v.v. Hình thức làm giả cũng rất đa dạng, giả về chất lượng, công dụng, giả hoặc nhái nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp của những thương hiệu nổi tiếng hoặc đang được bảo hộ sở hữu công nghiệp, giả nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Việc sản xuất và buôn bán hàng giả cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đường lành mạnh. Còn với người tiêu dùng, hàng giả hàng nhái đã làm người tiêu dùng phải trả nhiều tiền để mua sản phẩm giả với chất lượng thấp. Đặc biệt, nạn làm hàng giả, hàng nhái đã làm giảm sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta. Phó cục trưởng Cục quản lý thị trường - Nguyễn Trọng Tín, cho biết:

Lý giải về nguyên nhân tồn tại hàng giả, hàng nhái nhiều năm nay, nhiều ý kiến cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân vẫn lặp đi lặp lại nhưng khó thuyết phục như: Lực lượng mỏng, kinh phí thiếu, trình độ cán bộ yếu, thủ đoạn tinh vi khó phát hiện, thiếu cơ sở pháp lý, thẩm quyền cơ quan làm nhiệm vụ không đủ để xử lý .v.v. Theo Cục trưởng cục Quản lý thị trường Nguyễn Hùng Dũng, đó là:

Nhưng trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu khiến nạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng. Đó là doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, làm nhái ít khi chủ động hợp tác chuyên môn và hỗ trợ kinh phí cùng cơ quan chức năng chống hàng giả sản phẩm của chính mình; xem nhẹ khâu thông tin cho người tiêu dùng biết cách phân biệt hàng thật hàng giả. Mặt khác, người tiêu dùng khi biết hàng giả, hàng nhái nhưng ít khi khiếu nại lên cơ quan chức năng vì ngại phiền toái, mất thời gian. Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất là tuy đã chống nhiều năm nay, nhưng đến giờ chưa có quy định, quy chuẩn rõ ràng về hàng giả. Đó là lý do để một số đối tượng lợi dụng làm hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ - Trần Việt Hùng, cho biết:

Vấn đề đặt ra ở đây là với hàng chục cơ quan ban ngành có đầy đủ chức năng, quyền lực, thậm chí có cả trang bị vũ khí. Bên cạnh đó là tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đã có rất nhiều văn bản hỗ trợ và sự ủng hộ của xã hội, của quần chúng nhân dân, là sự thuận lợi không hề nhỏ. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa chưa xử lý triệt để được nạn hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng mà chỉ dừng lại ở mức độ chống với hiệu quả chưa cao. Để xử lý tận gốc của vấn nạn này cần phải cần phải xử lý thật nặng, kể cả xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này mới có tính răn đe. Rõ ràng trong thời gian tới, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn giữa các sở, ngành có biện pháp xử lý mạnh hơn đối với hàng giả, tránh tình trạng chồng chéo giữa các ngành các cấp, đùn đẩy trách nhiệm, vì hàng giả, hàng kém chất lượng có xu hướng bùng phát nhất là những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phải có ý thức trong việc tẩy chay hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng đừng để thiệt hại đáng tiếc xảy ra.