Giá Bitcoin hôm nay 13/9/2021: Tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp

(VOH) - Giá Bitcoin hôm nay 13/9 tăng nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức 45.000 USD. Hợp pháp hóa bitcoin, El Salvador được gì và mất gì?

Giá Bitcoin hôm nay 13/9 ghi nhận vào thời điểm 8h00, tăng mạnh lên mức 45,584.56, tăng 1,5% so với 24 qua.

Giá Bitcoin hôm nay 13/9/2021: Tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp 1

Trong top 10 đồng tiền giá trị cao trên thị trường, có 6/10 đồng tiền tăng giá so với 24h qua.

Giá Bitcoin hôm nay 13/9/2021: Tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp 2

Đồng tiền lớn thứ 2, Ethereum tiếp tục tăng mạnh 3,46%, ghi nhận mức 3.357,90 USD.

Cardano giảm xuống 3,82%, ghi nhận ở 2,49 USD.

Binance coin tăng nhẹ 0,39% trong ngày, dao dịch quanh 408,27 USD.

Tether giảm mạnh 2,03%, xuống mức 0,9971 USD.

Ripple ghi nhận ở 1,09 USD, tăng nhẹ 0,66% so với 24 giờ trước.

Solana giảm sâu nhất top 10 khi mất 8,57% trong 24 giờ qua, xuống 163,04 USD.

Dogecoin tăng lên 1,42%, tăng lên 0,2435 USD.

Polkadot tăng mạnh với tỷ lệ 12,62% trong ngày, đạt 35,83 USD.

USD Coin ghi nhận ở 0,9971 USD, giảm mạnh 2,02%.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 8h49 ở 2.047,31 tỷ USD, giảm 20,38 tỷ USD so với 24 giờ trước.

Giá Bitcoin hôm nay 13/9/2021: Tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp 3
Ảnh minh họa - Internet 

Nhà nghiên cứu Stanford Pledge huy động 3 triệu USD cho nền tảng cho vay phi tập trung

Giao thức cho vay phi tập trung Pledge vừa huy động được 3 triệu USD tập trung vào tài trợ dài hạn, đánh dấu sự đổi mới liên tục trong mảng DeFi.

Vòng đầu tư này được dẫn đầu bởi DHVC, công ty đầu tư mạo hiểm tại Palo Alto, với sự tham gia của giáo sư U.C. Berkeley Gary LaBlanc và thành viên cộng đồng Đại học Stanford Ray Wong và Torsten Wendl. Việc huy động này sẽ hỗ trợ sứ mệnh của của Pledge trở thành nền tảng hỗ trợ cho tài sản tài chính được thẻ hóa.

Sử dụng Binance Smart Chain, Pledge muốn cung cấp nguồn tài trợ dài hạn cho người nắm giữ tiền kỹ thuật số, điều mà những nhà nghiên cứu này cho biết vẫn chưa xuất hiện trong ngành. Giao thức này thực hiện bằng cách cho phép người dùng đa dạng hóa danh mục vào tài sản không phải tiền kỹ thuật số mà không chịu biến động lãi suất.

Hợp pháp hóa bitcoin, El Salvador được gì và mất gì?

Bên cạnh những lợi thế vì trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa bitcoin, El Salvador cũng phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến luật pháp, môi trường.

Vào ngày 7/9 vừa qua, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận bitcoin là tiền tệ thanh toán hợp pháp, một động thái mà Tổng thống Nayib Bukele cho biết sẽ tiết kiệm cho những người Salvador sống ở nước ngoài hàng triệu USD tiền hoa hồng từ số tiền họ gửi về nước. 

Theo Reuters, bất chấp sự tự tin của ngài Tổng thống, quyết định của chính phủ nước này đã vấp phải nhiều sự nghi ngờ, lo ngại từ người dân Salvador. Họ cho rằng, sự biến động liên tục của bitcoin sẽ khiến tiền tệ và nền tài chính quốc gia khủng hoảng.

Chỉ tính trong năm 2020, những người Salvador ở nước ngoài đã gửi về gần 6 tỷ USD, chủ yếu là từ Mỹ. Số tiền này tương đương với khoảng 23% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Tổng thống Bukele cho biết hồi tháng 8 rằng theo phân tích thì bitcoin sẽ cho phép người dân Salvador tiết kiệm 400 triệu USD phí chuyển tiền.

Tuy nhiên, thực tế là phần lớn những người gửi tiền hoặc nhận tiền của El Salvador đều không tin tưởng vào bitcoin. Trong khi đó, dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy chi phí chuyển tiền sang Mỹ của quốc gia Trung Mỹ bị USD hóa này vẫn luôn ở mức thấp nhất trên toàn thế giới.

Kế hoạch hợp pháp hóa bitcoin của El Salvador đã tạo ra mối lo ngại về những tác động tiêu cực của hoạt động khai thác tiền ảo với môi trường. Ngân hàng Thế giới cũng đã cảnh báo về các nguy cơ này. 

Việc trích xuất tiền kỹ thuật số từ không gian mạng đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và lượng khí thải CO2 toàn cầu của ngành công nghiệp bitcoin đã tăng lên 60 triệu tấn, tương đương với lượng khí thải từ khoảng 9 triệu chiếc ô tô – nghiên cứu của Bank of America cho biết hồi tháng 3 năm nay.

Trong khi những người ủng hộ tin rằng bitcoin có thể mang đến thay đổi tích cực, tăng cường tính đổi mới, độc lập với các giới hạn của chính phủ thì ngược lại, những người phản đối lại cảnh báo rằng chính sách mới có thể làm tăng các mối nguy về quy định, tài chính. 

Nghiêm trọng hơn, nhiều người cho rằng hoạt động của các tổ chức tài chính, trong số đó có các quy tắc quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng có thể xảy ra sau khi hợp pháp hóa bitcoin.

Đến nay, Tổng thống Bukele đã thành lập một quỹ trị giá 150 triệu USD để cho phép chuyển đổi bitcoin thành USD, nhưng những nghi ngờ vẫn tồn tại về cách quốc gia này sẽ vượt qua các rủi ro liên quan đến sự biến động mạnh của đồng tiền kỹ thuật số. Rõ ràng, giá bitcoin có thể chênh lệch hàng trăm USD chỉ trong một ngày.