Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại TP. Hồ Chí Minh là 33.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk dao động tăng giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar giảm xuống mức 32.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê tăng 100 đồng/kg lên mức 32.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng, giá tại Pleiku lên mức 32.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng cho mức tăng, dao động ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum dao động ở mức 32.300 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM không đổi ở ngưỡng 33.800 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.464 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
— Bảo Lộc (Robusta) |
31,600 |
0 |
— Lâm Hà (Robusta) |
31,600 |
0 |
— Di Linh (Robusta) |
31,500 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Cư M'gar (Robusta) |
32.500 |
-100 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
32.500 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
— Pleiku (Robusta) |
32,400 |
+100 |
_ Ia Grai (Robusta) |
32,400 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa (Robusta) |
32,400 |
+100 |
KON TUM |
|
|
— Đắk Hà (Robusta) |
32.300 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
33,800 |
0 |
Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, thị trường giao dịch cà phê trong nước khá trầm lắng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Mặc dù vậy, giá cà phê robusta trong nước vẫn tăng theo giá cà phê toàn cầu.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết ngày 19/2, giá cà phê tăng từ 0,3 – 1,0% so với ngày 8/2, lên mức cao nhất là 32.100 đồng/kg tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất là 31.300 đồng/kg tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta loại R1 tăng 300 đồng/ kg (tăng 0,9%) so với ngày 8/2, lên mức 33.400 đồng/kg.
Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với cà phê robusta và 1,4 tấn /ha nhân đối với cà phê arabica. Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững; đứng thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.
Giữa tháng 2, giá cà phê toàn cầu tăng do nhu cầu tăng, nguồn cung hạn chế. Thị trường Bra-xin giảm bán do kỳ nghỉ lễ Carnival và sắp tới thời điểm đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 3.
Trong khi đó, Việt Nam bắt đầu quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, tuy nhiên dịch COVID-19 lây lan đã làm chậm quá trình lưu thông hàng hóa. Giá cà phê được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi kinh tế Mỹ có tín hiệu khả quan. Bên cạnh đó, thời tiết giá lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà của Mỹ tăng cao.
Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam cho biết, thị trường cà phê đã trải qua chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp. Với việc sản lượng cà phê toàn cầu và Việt Nam đang có xu hướng giảm như hiện nay, giá cà phê có thể phục hồi trong năm 2021.
Nhu cầu đối với phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu cũng tăng do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Giá cà phê thế giới giảm mạnh
Mở cửa phiên giao dịch ngày 22/3, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm thêm 6 USD, xuống 1.380 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 7 USD, còn 1.404 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York có phiên thứ tư sụt giảm liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm thêm 0,95 cent, xuống 129 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 0,9 cent, còn 131,05 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Những lo ngại về tác động của việc hạn chế tiêu dùng do phong tỏa và vụ cà phê kỷ lục của Brazil trong năm 2020 đã khiến giá Arabica xuống thấp.
Tuy nhiên các thương gia vừa có dự đoán vụ mùa tiếp theo của Brazil sẽ thất thu, do quốc gia này đang bước vào năm giảm sút trong chu kỳ sản xuất Arabica, hứa hẹn lấy lại đà tăng cho giá cà phê châu Mỹ.
Vùng Trung Mỹ, Mexico và Peru là nơi cung ứng cà phê Arabica chế biến ướt được thị trường ưa chuộng. Ước hàng năm cả vùng này bán ra khoảng 18 triệu bao. Peru chưa vào vụ, phải nửa cuối năm hàng mới ra thị trường, theo Reuters.
Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 4 tháng đầu niên vụ 2020/21 tăng 3,7% so với 4 tháng đầu niên vụ 2019/20, đạt 41,9 triệu bao, do lượng hàng xuất khẩu từ Brazil, nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, tăng 21,9%.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Malaysia trong năm 2020 đạt 109,97 nghìn tấn, trị giá 250 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với năm 2019.
Trong đó, Malaysia nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffeine (HS 090111), lượng đạt 104,32 nghìn tấn, trị giá 221,62 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giảm 8,4% về trị giá so với năm 2019.
Năm 2020, tỷ trọng nhập khẩu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffeine chiếm 94,86% tổng lượng cà phê của Malaysia, thấp hơn so với 95,11% trong năm 2019.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Malaysia đạt 2.273 USD/tấn trong năm 2020, giảm 4,3% so với năm 2019.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Malaysia giảm từ một số thị trường cung cấp chính, như Việt Nam, Indonesia và Brazil.