Chờ...

Giá cà phê hôm nay 4/6/2019:  “Lặng sóng” sau chuỗi ngày tăng giá

(VOH) - Giá cà phê hôm nay 4/6/2019 đi ngang tại hầu hết các vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá thế giới biến động tăng giảm trái chiều.

Giá cà phê ngày đầu tuần cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại Lâm Đồng là 33.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, huyện Bảo Lộc ở mức 33.300 đồng/kg, tại Lâm Hà ỗn định là 33.200 đồng/kg, giá cà phê ở huyện Di Linh  đi ngang ở ngưỡng 33.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang ở ngưỡng 33.800 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cà phê tại Đắk Lắk giảm, ở huyện Cư M'gar ở mức 34.100đồng/kg, huyện Buôn Hồ giá cà phê đứng giá ở ngưỡng 34.100đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông không đổi, đứng ở  mức 33.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  ổn định ở  mức 33.900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  đi ngang với ngưỡng 34.900đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

33,300

0

— Di Linh (Robusta)

33,200

0

— Lâm Hà (Robusta)

33,200

0

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

34,100

0

— Buôn Hồ (Robusta)

34,100

0

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

33,800

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

33.800

0

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

33.900

0

HỒ CHÍ MINH

— R1

34,900

0

Thu hoạch cà phê

Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê 'hưng phấn' ngay đầu tháng trước nguồn cung giảm

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) dự báo giá cà phê thế giới và trong nước có thể tăng nhẹ trong ngắn hạn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong bối cảnh giá cà phê toàn cầu giảm giá, nhiều quốc gia sản xuất cà phê lớn đã thu hẹp diện tích trồng.

Theo Cơ quan cung ứng mùa vụ của Chính phủ Brazil (Conab), diện tích trồng cà phê tại Brazil trong năm 2019 giảm 1,1%, xuống hơn 1,8 triệu ha, thấp nhất kể từ năm 2007, do giá cà phê toàn cầu thấp khiến nông dân thu hẹp diện tích.

Cơ quan Cung ứng và Dự báo Nông sản (Bộ Nông nghiệp Brazil) dự báo lần thứ hai cho thấy vụ mùa cà phê Brazil năm nay có thể giảm 17,4% so với năm 2018, xuống 50,92 triệu bao.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica giảm 22,1% xuống ở gần 37 triệu bao và cà phê robusta giảm 1,7% xuống trên 13,9 triệu bao do diện tích cây trồng giảm. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo niên vụ cà phê mới 2019 - 2020, Indonesia sẽ thu hoạch 10,7 triệu bao cà phê các loại, tăng 0,94%.

Tuy nhiên tiêu thụ nội địa của nước này tăng 14% lên khoảng 4,9 triệu bao, tiếp tục làm hạn chế tiềm năng xuất khẩu của nhà sản xuất cà phê thứ tư thế giới này.

Tại Ấn Độ, theo tờ The Hindu, mưa rào mùa hè đã ảnh hưởng đến ngành cà phê nước này năm thứ hai liên tiếp, khi người trồng cà phê chưa thể phục hồi sau trận lũ tàn phá năm ngoái, cuốn trôi một số đồn điền ở quận Kodagu và Wayanad. Tình trạng này sẽ dẫn đến sản lượng cà phê giảm 40 - 50%.

Tại Việt Nam, Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), cà phê năm nay dự báo bị ảnh hưởng từ thời tiết xấu, tác động bởi hiện tượng El nino. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa 2019 đến muộn hơn so với quy luật, một số hồ đập trong vùng lượng nước thấp hơn rất nhiều so với các năm.

Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai cũng gặp phải tình trạng quả cà phê có nhân rất nhỏ hoặc không nhân.

VICOFA cho biết thêm, một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng của cây cà phê chính là giá thành sản phẩm hạt cà phê cùng giá nhân công, phân bón.

Giá cà phê niên vụ trước ở mức rất thấp và giảm dần về phía cuối vụ, sang vụ mới nhích lên một chút nhưng sau đó lại tiếp tục giảm sâu, nhiều tháng giá cà phê nhân xô chỉ trong khoảng 33.000 – 34.000 đồng/kg.

Trong khi giá nhân công và phân bón luôn ở mức cao. Điều này đã khiến người đầu tư vào trồng cà phê rất vất vả, thu không đủ chi, dẫn đến chán nản và chặt bỏ rất nhiều vườn cà phê để trồng các loại cây khác có doanh thu tốt hơn mà giá ít bị biến động hơn, chịu hạn được tốt hơn như sầu riêng, chanh leo, bơ.

Tín hiệu sáng trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6

Trong tuần cuối tháng 5, giá cà phê nội địa phiên cuối cùng của tháng đã tăng 3,5% sau khi giá thế giới lên mức cao 3,5 tháng. Các thương nhân tại Việt Nam đã chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 80 - 120 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại London. Tuần trước đó, họ chào bán ở mức trừ lùi 45 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 8.

Trong tuần từ ngày 27/5 đến ngày 1/6, giá cà phê trong nước tăng tới 2.000 đồng/kg trên toàn khu vực Tây Nguyên. Có một số tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Nông, giá cà phê tăng 2.100 đồng/kg lên lần lượt 33.200 đồng/kg và 33.700 đồng/kg, theo số liệu tintaynguyen.com.

Tại các kho quanh cảng TP HCM, giá cà phê cũng tăng 2.000 đồng/kg lên 34.800 đồng/kg.

Tính chung toàn vùng giá cà phê trong tuần trước dao động 32.200 - 33.800 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê Đắk Lắk và Gia Lai cao nhất đạt 33.800 đồng/kg. Giá cà phê Lâm Đồng thấp nhất 33.200 đồng/kg.

Mỹ và Đức tiêu thụ nhiều cà phê Việt Nam nhất

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 5 ước đạt 141.000 tấn với giá trị đạt 229 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2019 ước 773.000 tấn, tương đương 1,32 tỷ USD, giảm 12,4% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kì năm 2018.

Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2019 đạt 1.730 USD/tấn, giảm 10,2%.

Trên thị trường thế giới, trong tháng 5 giá cà phê thế giới biến động giảm nhẹ so với tháng trước. Cụ thể giá cà phê robusta giao tháng 7 Sàn giao dịch hàng hóa London giảm 7 USD/tấn xuống còn 1.369 USD/tấn.

Thị trường cà phê trong nước biến động tăng. So với tháng 4, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 400 – 600 đồng/kg lên 31.100 – 31.800 đồng/kg. Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết giá cà phê tăng do các quỹ đầu tư đã giảm bớt lượng bán ra trên sàn cà phê kì hạn.

Cục Xuất Nhập khẩu thông tin giá cà phê trong tháng 5 giảm do đồng real Brazil giảm khiến nông dân nước này đẩy mạnh bán ra, trong khi đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ thế giới, làm giảm sức mua.

Bên cạnh đó, quá trình Brexit bế tắc khiến đồng bảng Anh suy yếu cũng gây thêm bất lợi cho giá cà phê robusta tại thị trường London.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm, sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán là nhân tố chính thúc đẩy giới đầu cơ chuyển kênh đầu tư, khiến thị trường hàng hóa toàn cầu nói chung, và mặt hàng cà phê nói riêng giảm giá.

"Nông dân cần nắm bắt thông tin thị trường hơn nữa"

Đó là nhận định của chuyên gia ngành cà phê Trần Thanh Hương trong một cuộc trao đổi ngắn với người viết bên lề sự kiện Xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Trung Đông diễn ra ngày 24/5.

Ông Hương cho rằng, nông dân đang khá mơ hồ về thông tin trường mà chỉ chờ thương lái đưa ra giá bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Nhiều hộ thấy giá cà phê giảm mạnh quá nên chuyển sang trồng sắn nên không tạo được sự bền vững trong ngành.

"Cá nhân tôi ủng hộ việc chế biến sâu và xuất khẩu cà phê ra thế giới. Nếu nói riêng cà phê hòa tan thì chúng ta đã có những ông lớn như Trung Nguyên, Vinacafe, T&I... Bên cạnh đó, cà phê đặc hiện nay cũng là hướng mà hiện nay nhiều doanh nghiệp startup (khởi nghiệp) đang theo đuổi".

Giá cà phê thế giới tăng giảm trái chiều

Trên thị trường thế giới, 8h30 ngày 4/6/2019 giá cà phê robusta giao tháng 7/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng nhẹ 2USD/tấn, tương đương 0,14%, lên mức 1.480 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 9/2019 cũng tăng 2USD/tấn, tương đương 0,13, lên mức 1.500USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 ổn định ở mức 1.520USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 giảm 1 USD/tấn , tương đương 0,06%, về  mức 1.540USD/tấn.

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h30 sáng nay 4/6/2019, giảm 0,85USD/tấn, tương đương 0,81%, về mức 1.063USD/tấn , giá giao tháng 9/2019 giảm 0,80USD/tấn, tương đương 0,75%, về mức 1.063USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 giảm 0,70USD/tấn, tương đương 0,63%, về mức 1.099USD/tấn, giá giao tháng 3/2010 giảm 0,65USD/tấn, tương đương 0,57%, về mức 1.134USD/tấn.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/19

1480

+2

+0.14

14846

1491

1464

1475

1478

54936

09/19

1500

+2

+0.13

8611

1511

1485

1492

1498

37529

11/19

1520

0

0

2695

1531

1507

1507

1520

16964

1/20

1540

-1

-0.06

557

1550

1527

1527

1541

9650
 

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/19

103.75

-0.85

-0.81

55877

105.65

103

104.85

104.60

135183

09/19

106.30

-0.80

-0.75

29483

108.10

105.55

107.10

107.10

76202

11/19

109.95

-0.70

-0.63

17881

111.60

109.15

110.60

110.65

54694

3/20

113.45

-0.65

-0.57

6857

115.05

112.70

114.30

114.10

26580

Trong phiên ngày 4/6, dao động tăng trên mức cao nhất phiên hôm qua (1.491 USD/tấn) sẽ dẫn đến pha tăng giá tiếp cận giá trị đường trung bình động 150 ngày (ứng với mức 1.533 USD/tấn).

Đây là chặn kháng cự cực mạnh, do đó thị trường có thể điều chỉnh giảm nếu tiếp cận đường trung bình động dài hạn này. Dự kiến biên độ trong ngày: 1.475 – 1.535 USD/tấn.

Trong phiên hôm nay, diễn biến giá đồng real và thời tiết tại vành đai cà phê Brazil tiếp tục là hai chất xúc tác chính hỗ trợ giá cà phê duy trì đà tăng. Tuy nhiên, cần thận trọng về cuối phiên thị trường dễ xảy ra điều chỉnh giảm nếu đầu phiên tiếp cận các vùng giá cao.

Giá cà phê điều chỉnh giảm từ giữa phiên hôm qua 3/6 do ảnh hưởng thông tin Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) báo cáo xuất khẩu cà phê thế giới trong niên vụ 2018 - 2019 tăng 4,4% so với niên vụ trước, đạt 74 triệu bao.

Tuy nhiên, giá cà phê đã phục hồi về cuối phiên do đồng real Brazil tăng giá so với đồng USD sau bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại St. Louis, ông James Bullard làm tăng niềm tin vào các tài sản ở các thị trường mới nổi.

Đồng real duy trì đà tăng giá 0,7% sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) cho biết sẽ tập trung kế hoạch thực hiện các biện pháp tài chính vi mô và sáng kiến thúc đẩy hoạt động tín dụng và cho vay.

Tiến độ thu hoạch cà phê Brazil niên vụ 2019 - 2020 đã đạt 22% tính đến ngày 28/5, theo ước tính từ công ty tư vấn Safras & Mercado tại Brazil, tăng 6% so với cùng kì tuần trước, ước đạt 13 triệu bao loại 60kg.

Báo cáo cam kết thương nhân mới nhất từ thị trường cà phê arabica tại New York cho biết bộ phận đầu cơ phi thương mại thị trường này đã giảm 11,36% lượng bán khống ròng trong tuần giao dịch tính đến ngày 28/5, đăng kí 62.441 lô bán khống ròng, tương đương 17,7 triệu bao cà phê.

Trong khi đó, báo cáo cam kết thương nhân mới nhất từ thị trường cà phê robusta tại London cho biết bộ phận các quĩ quản lí tiền tệ đầu cơ thị trường này đã giảm 3,5% lượng bán khống ròng trong tuần giao dịch tính đến ngày 28/5, đăng kí 34.893 lô bán khống ròng, tương đương 5,8 triệu bao cà phê.

Giá cà phê hôm nay 3/6/2019: Giá trong nước giảm 200-300 đồng/kg ngày đầu tuần- Giá cà phê hôm nay 3/6/2019 quay đầu giảm nhẹ 200- 300 đồng/kg tại một số các vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá thế giới đi ngang.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/6/2019: USD giảm sâu do căng thẳng thương mại, bảng Anh và yen tăng – USD đang giảm xuống gần mức thấp của 1 tuần vì căng thẳng thương mại, yên Nhật trở thành tài sản an toàn hấp dẫn trong khi bảng Anh tăng lại tiếp tục.