Giá cao su hôm nay 12/1/2021: Giảm đồng loạt tại các sàn châu Á

(VOH) - Giá cao su ngày 12/1 giảm đồng loạt trên các sàn châu Á. Reuters nhận định thị trường cao su Đông Nam Á sẽ sớm ổn định do mùa đông đến sớm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 12/1/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 6/2021, giảm 9,7 JPY, ghi nhận ở mức 234,8 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 12/1/2021: Giảm đồng loạt tại các sàn châu Á

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 485 CNY lên 14.115 CNY/tấn. 

Giá cao su thế giới hôm nay 12/1 giảm đồng loạt trên các sàn Châu Á. Nhật Bản vẫn đang trong giai đoạn siết chặt các biện pháp phong tỏa để phòng dịch COVID-19 trong nước.

Theo Reuters, thị trường cao su dự kiến sẽ ổn định trong thời gian tới, khi mùa đông tại các nước sản xuất Đông Nam Á sẽ đến sớm vào đầu năm 2021, nhanh chóng trả lại thời tiết ấm áp cho cây cao su. Năm 2019, mùa đông đã kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5, khiến sản lượng mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia sụt giảm.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cao su từ Mỹ, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU) kể từ ngày 20/12/2020, do ngành công nghiệp nội địa của nước này đã phải chịu thiệt hại đáng kể bởi các đối tác thương mại bán phá giá các sản phẩm cao su tổng hợp.

Để giải quyết tình trạng bán phá giá, các mức thuế được áp dụng trong vòng 5 năm là 12,5 - 222% đối với các công ty nhập khẩu sản phẩm cao su tổng hợp, được dùng rộng rãi trong xây dựng, dây điện và công nghiệp ô tô.

Bờ biển Ngà là nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới, cũng là nước trồng cao su tự nhiên đứng đầu châu Phi. Trong 11 tháng đầu năm 2020, Bờ Biển Ngà đã xuất khẩu 1.084,747 tấn cao su tự nhiên, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà trong những năm gần đây tăng lên do nông dân bị thu hút bởi hứa hẹn thu nhập ổn định hơn từ việc trồng cao su, nên đã chuyển từ trồng ca cao sang trồng nhiều cao su hơn.

Giá cao su hôm nay 12/1/2021: Giảm đồng loạt tại các sàn châu Á ảnh 2

Mỹ giảm nhập khẩu cao su ở hầu hết thị trường

Trong 10 tháng đầu năm 2020, cả lượng và giá trị nhập khẩu cao su ở các thị trường của Mỹ đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Đức là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Mỹ. 

Trong 10 tháng năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 14 cho Mỹ với 19.640 tấn, trị giá 28,46 triệu USD, giảm 26,5% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,47%, giảm nhẹ so với mức 1,61% của 10 tháng năm 2019.

Indonesia, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Liberia và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Mỹ trong 10 tháng năm 2020. 

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Mỹ, với 19.620 tấn, trị giá 28,27 triệu USD, giảm 26,4% về lượng và giảm 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Mexico và Pháp là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 10 tháng năm 2020. 

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 10 tháng năm 2020 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm; trong khi thị phần của Hàn Quốc, Đức, Mexico và Pháp lại tăng. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu của Mỹ.

Giá cao su hôm nay 12/1/2021: Giảm đồng loạt tại các sàn châu Á ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Giá cao su thế giới tăng giảm trái chiều trong những ngày cuối năm 2020

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 31/12/2020, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2021 ở mức 13.585 NDT/tấn, tương đương 2,08 USD/kg, giảm 10,6% so với cuối tháng 11/2020, nhưng tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Tại Thái Lan, ngày 30/12/2020, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 61,7 Baht/kg, tương đương 2,09 USD/kg, giảm 10,7% so với cuối tháng 11/2020, nhưng tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Cục Xuất nhập khẩu thị trường cao su dự kiến ổn định trong thời gian tới khi mùa đông tại các nước sản xuất Đông Nam Á sẽ đến sớm vào đầu năm 2021, mùa đông thường dài từ tháng 2 - tháng 5 tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia, khiến sản lượng mủ cao su suy giảm. 

Chất lượng và sản lượng mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ hiện nay cũng đang bị ảnh hưởng đáng kể do thời tiết xấu. 

Hiệp hội Công nghiệp Cao su toàn Ấn Độ (AIRIA) đã kêu gọi hợp lý hóa cơ cấu thuế cho mặt hàng cao su. Theo Hiệp hội, cơ cấu thuế ngược đang tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp địa phương, nhập khẩu nguyên liệu thô như cao su thiên nhiên và mủ cao su phải chịu mức thuế nhập khẩu cao tới 70%. 

Trong khi đó, cao su thành phẩm ghi nhận mức thuế thấp hơn nhiều. Chính phủ nên xem xét cung cấp hỗ trợ đầy đủ thiết bị cho các nhà sản xuất để tăng cường nội địa hóa trong lĩnh vực cao su của Ấn Độ. 

Hàng hóa ngày càng mất giá do chủng COVID-19 mới lây lan nhanh chóng khiến thị trường cao su hiện chịu nhiều áp lực. 

Tại Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cao su từ Mỹ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 20/12/2020, do cho rằng ngành công nghiệp nội địa của nước này đã phải chịu thiệt hại đáng kể do các đối tác thương mại trên bán phá giá các sản phẩm cao su tổng hợp. 

Theo đó, để giải quyết tình trạng bán phá giá, các mức thuế được áp dụng trong vòng 5 năm là 12,5 - 222% đối với các công ty nhập khẩu sản phẩm cao su tổng hợp được dùng rộng rãi trong xây dựng, dây điện và công nghiệp ô tô.