Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 25/2/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 8/2021, mở cửa tăng 15,8 JPY, tương đương 5,8%, ghi nhận ở mức 289,9 JPY (2,73 USD)/tấn.
Sau khi đạt mức cao nhất ở 293,6 JPY kể từ tháng 2/2017 trong đầu phiên giao dịch.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 1.000 CNY lên 17.055 CNY (2.642 USD)/tấn trong bối cảnh kỳ vọng nền kinh tế hồi phục hơn nữa.
Trước đó, giá đã lên mức 17.280 CNY, mức cao nhất kể từ tháng 9/2017.
Đợt tăng giá trên sàn SHFE nhờ kỳ vọng cải thiện quan hệ giữa hai nước mua hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ.
Giá cao su thế giới hôm nay tăng mạnh trên các sàn châu Á khi các nhà đầu cơ đẩy giá lên cao và chưa muốn chốt lời.
Cao su OSE hiện đạt mức cao nhất trong gần 4 tháng qua nhờ thúc đẩy từ giá cao su Thượng Hải và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhanh.
Sức tăng của thị trường cao su được hỗ trợ khi hoạt động sản xuất đã phục hồi trở lại, tình hình dịch lây nhiễm COVID-19 có dấu hiệu giảm.
Đồng USD ở mức khoảng 106,10 JPY so với mức 105,52 JPY/USD trong phiên trước đó. Đồng JPY suy yếu khiến các hàng hóa giao dịch bằng đồng tiền này trở nên hấp dẫn hơn khi mua bằng các loại tiền tệ khác.
Giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất 13 tháng khi nguồn cung thắt chặt. Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn SICOM Singapore tăng 1,6% lên mức 178,1 US cent/kg.
Giá cao su tiếp tục tăng trên các thị trường chủ chốt
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 2/2021, giá cao su trên các thị trường chủ chốt tiếp tục tăng.
Cụ thể, giá cao su tại Nhật Bản tăng khi kinh tế đang dần hồi phục và nhu cầu nước ngoài cải thiện.
Tại sàn SHFE Thượng Hải, giá tăng 1,7% so với 10 ngày trước đó và tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2020. Tại Thái Lan, tăng 7,7% so với 10 ngày trước đó và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Công ty Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) cho biết sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2020 giảm gần 6% do thời tiết bất thường, bệnh rụng lá ở cây cao su và dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á, mặc dù sản lượng của Mexico và Bờ Biển Ngà tăng.
Theo IRSG, tổng nhu cầu cao su toàn cầu năm 2020 ước tính giảm 8%, xuống còn 26,5 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu cao su tự nhiên ước tính giảm hơn 8% trong năm 2020, xuống còn 12,5 triệu tấn; nhu cầu cao su tổng hợp giảm 7,9%, xuống còn 14 triệu tấn.
Nhu cầu cao su tổng hợp năm 2021 dự báo sẽ tăng 10,2% so với năm 2020 nhờ nhu cầu găng tay và các sản phẩm khác tăng mạnh trong mùa dịch. Thị trường cao su cũng sẽ được hỗ trợ khi giá dầu tăng nhanh và đồng USD yếu.
Giá trị xuất khẩu cao su tăng hơn 140% trong tháng 1
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2021 đạt 200.000 tấn, trị giá 321 triệu USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 11% về trị giá so với tháng 12/2020.
Đáng chú ý, so với tháng 1/2020 tăng 119,7% về lượng và tăng gần 142% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân tăng 0,7% so với tháng 12/2020 và tăng hơn 10% so với tháng 1/2020 lên mức 1.605 USD/tấn.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,12% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,13 triệu tấn, trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 23,7% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với năm 2019.
Trong năm 2020, phần lớn xuất khẩu các chủng loại cao su đều sụt giảm so với năm 2019, trừ một số mặt hàng đạt được sự tăng trưởng như: cao su dạng Crếp, Latex, cao su tái sinh, SVR CV40, Skim block.
Về giá xuất khẩu, năm 2020, giá xuất khẩu bình quân phần lớn các chủng loại cao su đều có xu hướng tăng so với năm 2019, trừ một số chủng loại có giá xuất khẩu trung bình giảm như: SVR 10, SVR 20, cao su tổng hợp, cao su dạng Crếp.
Cục Xuất nhập khẩu cho rằng thời gian tới, xuất khẩu cao su sẽ khó tăng mạnh do dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại, các cảng biển hoạt động khó khăn khi tình trạng thiếu container khá trầm trọng. Trong khi, nhu cầu cao su Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụt giảm do dịch COVID-19.