Giá thép thế giới giảm mạnh
Giá thép ngày 2/2, giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 66 nhân dân tệ xuống mốc 4.182 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Trên sàn Thượng Hải giá thép kéo dài đà giảm, thép cây giảm 1,7%, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 1,3%. Thép không gỉ giảm 1%.
Bên cạnh tâm lý rủi ro trước kỳ nghỉ lễ của thị trường, giá các sản phẩm thép và nguyên liệu đầu vào đã chịu áp lực do biên lợi nhuận ngành thép ở Trung Quốc giảm.
Theo dữ liệu của SteelHome, khi nhu cầu quặng sắt giảm xuống, tồn kho cảng ở Trung Quốc đã tăng tuần thứ ba liên tiếp lên 126,20 triệu tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 được giao dịch trên sàn hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc lúc mở cửa phiên giao dịch giảm 3,4% xuống 955,50 CNY (147,89 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 10/12/2020.
Giá quặng sắt giao dịch tháng 2/2021 trên sàn Singapore giảm tới 6% xuống còn 142 USD/tấn, cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 10/12, mặc dù nó nhanh chóng phục hồi lên mức 148,40 USD.
Giá quặng sắt giao ngay tại Trung Quốc giao dịch ở mức 158 USD/tấn vào thứ hai ngày 01/02/2021, mức thấp nhất kể từ ngày 15/12/2020.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) và Phòng Thương mại cho các Doanh nghiệp Luyện kim Trung Quốc (CCCME) vừa qua đã kêu gọi cắt giảm sản lượng thép trong năm 2021.
Để đáp lại lời kêu gọi này, các hiệp hội trong ngành thép Trung Quốc đang thảo luận và đưa ra một số giải pháp về việc cắt giảm sản lượng trong năm nay, Mysteel Global đưa tin.
CCCME là một liên minh của các nhà máy thép thuộc sở hữu tư nhân của Trung Quốc. Đây là nhà máy mới nhất cung cấp một số lựa chọn về khía cạnh thương mại thép và tiêu thụ nguyên liệu thô sản xuất thép.
CCCME đề xuất rằng, Trung Quốc có thể xem xét giảm xuất khẩu thép và tăng cường nhập khẩu từ nước ngoài.
Song song đó, quốc gia này cũng nên cắt giảm nhập khẩu quặng sắt mà chuyển sang thu mua nhiều phế liệu thép hơn.
Các thị trường chủ yếu cung cấp sắt thép cho Việt Nam năm 2020
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép các loại nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 13,26 triệu tấn, tương đương trên 8,07 tỷ USD, giá trung bình 608,4 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với năm 2019, với mức giảm tương ứng 8,9%, 15,2% và 6,9%
Riêng tháng 12/2020 nhập khẩu gần 1,01 triệu tấn, tương đương 717,3 triệu USD, giá trung bình 711,3 USD/tấn, giảm 3,4% về lượng nhưng tăng 2,2% về kim ngạch và tăng 5,7% về giá so với tháng 11/2020.
Trung Quốc đứng đầu về thị trường cung cấp sắt thép cho Việt Nam, chiếm 28,4% trong tổng lượng và chiếm 30,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt trên 3,76 triệu tấn, tương đương trên 2,43 tỷ USD, giá trung bình 647,3 USD/tấn, giảm trên 26% cả về lượng và kim ngạch nhưng tăng nhẹ 0,9% về giá so với năm 2019; trong đó, riêng tháng 12/2020 đạt 416.616 tấn, tương đương 284,57 triệu USD, tăng 17,4% về lượng và tăng 15,3% về kim ngạch so với tháng 11/2020.
Nhật Bản đứng thứ 2 về thị trường, đạt 2,45 triệu tấn, tương đương 1,39 tỷ USD, giá 570 USD/tấn, tăng 17,3% về lượng, tăng 6,7% về kim ngạch nhưng giảm 12,4% về giá so với năm trước, chiếm 18% trong tổng lượng và tổng kim ngạch sắt thép nhập khẩu của cả nước.
Nhập khẩu sắt thép từ thị trường Hàn Quốc đạt 1,78 triệu tấn, tương đương 1,28 tỷ USD, giá 720,9 USD/tấn, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 9,1% kim ngạch và giảm 9,5% về giá so với năm 2019; chiếm 13,4% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch.
Tiếp theo là thị trườngẤn Độ cũng tăng 11,7% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch nhưng giảm 9,7% về giá so với năm 2019, đạt 2,47 triệu tấn, tương đương 1,11 tỷ USD, giá trung bình 449 USD/tấn.
Bảng giá thép ngày 2/2/2021: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam