Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 8/7/2020: Giá thép, giá quặng sắt tăng cao 

(VOH) – Giá thép ngày 8/7 tăng do lo ngại nguồn cung Brazil và nhu cầu tiêu thụ đang được đẩy mạnh. 

Giá thép xây dựng hôm nay tăng 

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 54 đồng nhân dân tệ/tấn lên 3.690 nhân dân tệ/tấn vào lúc 12h00 (giờ Việt Nam) ngày 8/7.

Giá thép xây dựng hôm nay 8/7/2020: Giá thép, giá quặng sắt tăng cao 

Ảnh minh họa - Internet 

Giá thép cây xây dựng tăng nhẹ 0,5%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,8% và thép không gỉ tăng lên 0,7%. 

Hợp đồng quặng sắt tương lai cũng tăng lên trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (7/7). Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Trung Quốc được phục hồi và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ thép ngày càng lớn.  

Trên Sàn giao dịch Đại Liên vào ngày 7/7, giá quặng sắt bật tăng trong phiên thứ 3 liên tiếp. Giá quặng sắt tại Sàn giao dịch Singapore cũng tăng 2,1% trong chiều cùng ngày. 

Còn tại Trung Quốc, nước này đang đầu tư cho các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở. Dự kiến, nhu cầu tiêu thụ quặng sắt tại đây sẽ gia tăng, đồng thời đẩy giá sắt thép lên mức cao hơn. 

Trên Sàn giao dịch kim loại London, dự trữ đồng toàn cầu đã giảm 8.525 tấn xuống còn 197.850 tấn. 3 tháng đầu năm 2020, đồng được giao dịch ở mức trên 6.100 USD/tấn, trong đó, tháng 1 là thời điểm giá đồng lên cao nhất, đạt tới 6.430 USD/tấn. 

Tại Chile, tổng sản lượng sản xuất đồng trong tháng 5 đã đạt 495.604 tấn, tăng 0,6% so với cùng kì năm ngoái. Ngành công nghiệp nước này đang cố gắng duy trì sản lượng ở mức bình thường trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. 

Brazil trở thành tâm điểm bùng phát đại dịch Covid-19 và bắt đầu ảnh hưởng đến các công ty khai thác quặng sắt.

Ukraine cũng sản xuất 10 triệu tấn gang và 9 triệu sản phẩm thép, giảm 2,6% và 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2019, Ukraine sản xuất 21 triệu tấn thép thô, 20 triệu tấn gang và 18 triệu tấn sản phẩm thép.

Việt Nam nhập khẩu ít thép hơn trong nửa đầu năm nay

Việt Nam đã chi hơn 4 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu khoảng 6.8 triệu tấn thép và sắt trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 16.3% về giá trị và 5.4% về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà cung cấp thép và sắt lớn cho Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, theo Hiệp hội Thép Việt Nam hôm thứ ba.

Chỉ riêng trong tháng 6, nước này đã nhập khẩu gần 1.3 triệu tấn sản phẩm trị giá 670 triệu đô la Mỹ, tăng 20.4% về khối lượng và giảm 6.9% về giá trị so với năm ngoái, theo Hiệp hội.

Năm 2019, Việt Nam đã rót gần 9.5 tỷ đô la Mỹ vào nhập khẩu khoảng 14.6 triệu tấn thép và sắt, tăng 7.6% về khối lượng nhưng giảm 4.2% về giá trị so với năm 2018, theo Tổng cục Thống kê.

Trong khi đó, nước này đã gặt hái khoảng 4.2 tỷ đô la Mỹ từ việc xuất khẩu gần 6.6 triệu tấn sản phẩm, tăng 5.4% về khối lượng và giảm 8.5% về giá trị, văn phòng cho biết.

Lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 760%

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 3,01 triệu tấn sắt thép, thu về 1,67 tỷ USD, giá 554,2 USD/tấn, tăng 2,7% về lượng nhưng giảm 11,6% về kim ngạch và giảm 13,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Riêng tháng 5/2020 xuất khẩu 428.361 tấn, thu về 245,51 triệu USD, giá trung bình 573,2 USD/tấn, giảm 26,5% về lượng, giảm 22,8% về kim ngạch nhưng tăng 5% về giá so với tháng 4/2020. 

Campuchia đứng đầu thị trường về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam chiếm gần 20% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước. 

 Xuất khẩu sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay tăng mạnh 763,8% về lượng và tăng 586,8% về kim ngạch, nhưng giảm 20,5% về giá, đạt 570.410 tấn, tương đương 233,69 triệu USD, giá 409,7 USD/tấn,. 

Xuất khẩu sang Malaysia đạt 275.609 tấn, tương đương 161,89 triệu USD, giá 587,4 USD/tấn, giảm 9,6% về lượng và giảm 13,2% về kim ngạch, giảm 4% về giá.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó, các thị trường giảm mạnh như: Ai Cập giảm 96% cả về lượng và kim ngạch, đạt 51 tấn, tương đương 0,04 triệu USD; Saudi Arabia giảm 88,6% cả về lượng và giảm 86,8% kim ngạch, đạt 550 tấn, tương đương 0,4 triệu USD; Ấn Độ giảm 70,8% về lượng và giảm 64,2% kim ngạch, đạt 14.297 tấn, tương đương 13,23 triệu USD.

Giá gas hôm nay 8/7/2020: Tiếp đà tăng mạnh hơn 2 - Giá gas ngày 8/7 tăng hơn 2%, sau khi nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng gần 10% do nhu cầu làm mát trong khi nhiệt độ đang bắt đầu nóng lên vào mùa hè.

Giá thép xây dựng hôm nay 7/7/2020: Đồng loạt tăng khi các hoạt động kinh tế dần hồi phục – Giá thép ngày 7/7 tăng sau khi Trung Quốc nối lại các hoạt động kinh tế khiến cho nhu cầu tiêu thụ thép tăng trở lại.