Giá tiêu hôm nay 13/2/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá đứng ở mức thấp từ 36.000-38.500 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 13/2 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi  giá tiêu thế giới tăng tiếp.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 38.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 36.000 đồng tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  ổn định ở ngưỡng 38.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  đi ngang ở mức 38.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) không đồi, dao động ở ngưỡng 37.500đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, Đồng Nai đứng yên ở mức 36.000đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

37,500

0

GIA LAI

— Chư Sê

36,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

37,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

38,500

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

38, 000

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

36,000

0

Giá tiêu hôm nay 13/2/2020

Ảnh minh họa: internet

Theo Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), thời điểm này thích hợp cho việc điều chỉnh diện tích trồng hạt tiêu, giảm từ 150.000 ha xuống 100.000 ha, trong đó mỗi tỉnh nên xác định cụ thể diện tích hạt tiêu cần duy trì, phần còn lại chuyển đổi sang các loại cây trồng khác để đảm bảo sinh kế cho người nông dân.

Bên cạnh đó, ngành hạt tiêu cũng cần Nhà nước đầu tư các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế thị trường.

Nguyên nhân là các nhà nhập khẩu có biểu hiện chờ đợi từ vụ thu hoạch của Việt Nam để có thể mua với giá thấp. Đây chính là nguyên nhân khiến giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giảm

Trong tháng cuối năm 2019, giá tiêu đen tăng nhẹ tại thị trường Ấn Độ và Indonesia, trong khi giá tiêu trắng tăng nhẹ ở thị trường Indonesia, ổn định ở Malaysia,Việt Nam và giảm mạnh tại Trung Quốc, theo dữ liệu thống kê của IPC.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 12/2019 đạt 16.603 tấn hạt tiêu các loại, giảm 413 tấn, tức giảm 2,43 % so với tháng trước và tăng 4.027 tấn, tức tăng tới 32,02 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 40,1 triệu USD, tăng 0,06 triệu USD, tức tăng 0,16% so với tháng trước nhưng lại giảm 0,49 triệu USD, tức giảm 1,22 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 12/2019 đạt 2.416 USD/tấn, tăng 2,63% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 11/2019.

Tính chung về lượng, xuất khẩu cả năm 2019 đạt tổng cộng 283.836 tấn tiêu các loại, tăng 51.067 tấn, tức tăng 21,94 % so với khối lượng xuất khẩu cả năm 2018.

Tuy nhiên, về giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm 2019 chỉ đạt tổng cộng 714,14 triệu USD, giảm 44,74 triệu USD, tức giảm 5,90% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018.

Như vậy, khối lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu trong năm 2019 đã thiết lập mức kỷ lục lịch sử.

Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm tới 60% tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu. Theo quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025, diện tích hạt tiêu của cả nước là 50.000 ha, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, riêng Tây Nguyên đã có tới gần 93.000 ha, nâng tổng diện tích hồ tiêu cả nước lên 150.000 ha.

Theo ước tính, xuất khẩu hạt tiêu tháng 12/2019 đạt 20 nghìn tấn, trị giá 48 triệu USD, tăng 17,5% về lượng và tăng 19,9% về trị giá so với tháng 11/2019, so với tháng 12/2018 tăng 59% về lượng và tăng 18,2% về trị giá. Năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 287 nghìn tấn, trị giá 722 triệu USD, tăng 23,4% về lượng, nhưng giảm 4,8% về trị giá so với năm 2018.

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 13/2/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 250 Rupi/tạ, tăng 0,74%, lên mức 34.150Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 1/2020 ở mức 33.436 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

34150

+250

0.74

0

34150

33835

33835

33900

1/2020

33436.35

0

0.00

0

33436.35

33436.35

33436.35

33436.35

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2019 đạt 10,7 nghìn tấn, trị giá 36,42 triệu USD, tăng 97,6% về lượng và tăng 41,8% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2019 đạt mức 3.403 USD/tấn, giảm 28,2% so với 11 tháng năm 2018.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Trung Quốc từ Indonesia đạt mức 3.473 USD/tấn; Việt Nam đạt 2.573 USD/tấn; Malaysia đạt 3.530 USD/tấn; Brazil đạt 2.374 USD/tấn; Ấn Độ đạt 4.850 USD/tấn.

11 tháng năm 2019, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường Indonesia, Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Ý, Áo, nhưng giảm nhập khẩu từ Malaysia, Sri Lanka, Hồng Kông.

Cụ thể, Indonesia là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, đạt 4,2 nghìn tấn, trị giá 14,74 triệu USD trong 11 tháng năm 2019, tăng 361% về lượng và tăng 286,1% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.

Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 12% trong 11 tháng năm 2018, lên 40% trong 11 tháng năm 2019.

Ngành công nghiệp chế biến hạt tiêu của Indonesia hiện nay rất phát triển với các sản phẩm hạt tiêu cao cấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu trắng chiếm tới 80% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của Indonesia.

Giá tiêu hôm nay 12/2/2020: Bất ngờ giảm 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa- Vũng Tàu - Giá tiêu ngày 12/2 quay đầu giảm 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa- Vũng Tàu. Các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Giá tiêu thế giới tăng.
Giá cà phê hôm nay 13/2/2020: Đồng loạt quay đầu giảm 200 đồng/kg- Giá cà phê ngày 13/2 quay đầu giảm trở lại 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới trái chiều.
Bình luận