Giá tiêu ngày 16/3: Tăng tiếp 1.000đồng/kg, Hiệp hội Hồ tiêu cảnh báo giá tăng bất thường

(VOH) Giá tiêu ngày 16/3 đồng loạt tăng thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm. Giá tiêu thế giới cũng tăng mạnh.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 74.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  71.000 đồng/kg  tại Đồng Nai và Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng mạnh 1.000 đồng/kg, lên mức 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng thêm  lên 1.000 đồng/kg, lên ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong  ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng  1.000 đồng/kg , lên ngưỡng 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, lên ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,000

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,000

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

74.000

+1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

72, 500

+1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71,000

 

Giá tiêu hôm nay 16/3/2021
Ảnh minh họa: internet

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng tình trạng tăng giá tiêu hiện nay là ‘bất thường’, người dân không nên vì vậy mà vay tiền để trữ hàng hay mở rộng diện tích trồng.

Theo ghi nhận, giá tiêu ngày 15/3 tiếp tục duy trì đà tăng mạnh. Mức giá tại các vùng nguyên liệu như Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông dao động trong khoảng 70.000-71.500 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giá thu mua ở ngưỡng cao nhất cả nước là 73.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước.

Đáng chú ý, giá tiêu trên thị trường tự do cao hơn giá tham khảo 2.000-4.000 đồng/kg, có nơi được thương lái đến hỏi mua với giá 76.000 đồng/kg. Các mức giá này gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng trước.

Việc tăng giá đã diễn ra liên tục từ cuối tháng 2 đến nay. VPA nhìn nhận tình trạng này là “bất thường”, trong khi sản lượng và giá thành xuất khẩu chưa tăng tương ứng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, sản lượng tiêu xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm nay đạt 30.291 tấn, giảm 25,3% so với cùng kỳ. Một phần nguyên nhân do tháng 2 trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cũng như tình trạng khan hiếm container rỗng và chi phí logistics tăng cao. Kim ngạch từ đó cũng giảm 6,5%, còn 87,56 triệu USD, tương đương mức giá khoảng 2.890 USD/tấn tiêu xuất khẩu.

VPA đánh giá mặc dù nhu cầu tiêu thụ và chế biến tiêu trên các thị trường châu Mỹ, châu Á, châu Âu, Ấn Độ có chiều hướng tăng, chưa tương xứng với giá nguyên liệu. Đồng thời, sản lượng tiêu ở các quốc gia cũng đang giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, mùa vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay muộn hơn các năm trước, đến nay cả nước mới thu hoạch bình quân khoảng 30-40% diện tích. Ước tính đến cuối tháng 4, nông dân mới cơ bản thu hoạch xong. Chưa kể, sản lượng tiêu trên cả nước năm nay chỉ ước đạt 150.000-180.000 tấn, thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Bên cạnh các yếu tố khách quan này, VPA còn cho rằng giá tiêu đang bị chi phối bởi các nhà đầu cơ nội địa. Do đó, Hiệp hội cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu không ký hợp đồng giao xa để tránh rủi ro. Đối với những hợp đồng đã ký, doanh nghiệp nên điều tiết tiến độ giao hàng, hoặc mua thị trường khác thay thế hay thương lượng để bồi thường hợp đồng.

Về phía các địa phương và nông dân, VPA nhấn mạnh việc bán hàng đúng thời điểm hiệu quả, không vì giá tăng cao mà vay ngân hàng hoặc các nguồn vay khác để trữ hàng, tránh rủi ro khi thị trường giá xuống. Người dân cũng cần hạn chế tình trạng thấy giá tiêu lên cao lại mở rộng diện tích trồng hồ tiêu như những năm 2015-2016.

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 16/3/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức mức 36.733,35 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 ổn định tăng mạnh 485 Rupi/tạ, lên ngưỡng 36.850 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 16/3: Tăng tiếp 1.000đồng/kg, Hiệp hội Gồ tiêu cảnh báo giá tiêu liên tục tăng bất thường 2
Giá tiêu ngày 16/3: Tăng tiếp 1.000đồng/kg, Hiệp hội Gồ tiêu cảnh báo giá tiêu liên tục tăng bất thường 3

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 66,7%, ổn định so với năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong năm 2020 đạt 86,5 nghìn tấn, trị giá 249,72 triệu USD, tăng 2,6% về lượng, nhưng giảm 4,3% về trị giá so với năm 2019.

Năm 2020, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ đạt mức 2.885 USD/tấn, giảm 6,8% so với năm 2019.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ giảm ở nhiều thị trường cung cấp chính, nhưng tăng mạnh từ Ecuador và Nam Phi, mức tăng lần lượt 39,7% và 27,5%.

Năm 2020, Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu ở nhiều thị trường cung cấp chính, như: Việt Nam, Brazil, Indonesia, nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc.

Cụ thể, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ Việt Nam trong năm 2020 đạt 57,7 nghìn tấn, trị giá 157,93 triệu USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 3,2% về trị giá so với năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 66,7%, ổn định so với năm 2019.

Năm 2020, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ Brazil đạt 14,47 nghìn tấn, trị giá 33,2 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và tăng 32,2% về trị giá so với năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 16,72% trong năm 2020, tăng so với 12,41% trong năm 2019.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước giảm số giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2020, theo số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Cụ thể, số giàn khoan dầu giảm 1 xuống 309, số giàn khoan khí và dự phòng giữ nguyên ở 92 và 1.