Giải pháp đôi bên cùng có lợi trong vấn đề chống chuyển giá

(VOH) - Thời gian qua, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện hành vi gian lận gây thất thoát lớn cho nguồn thu ngân sách Nhà nước, có thể kể đến như hành vi dàn xếp giá, chuyển giá ..nhằm trốn thuế. Cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã và đang có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Sắp tới đây tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu google sẽ nộp thuế tại Việt Nam. Ảnh minh họa- Internet.

Trong năm 2011, ngành thuế đã tổ chức thanh tra tại 921 doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu và phạt 1.669 tỷ đồng. Trong kế hoạch thanh tra của ngành thuế năm 2012 vẫn tiếp tục đặt trọng tâm vào việc thanh tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.
Theo thống kê của cục thuế thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng kê khai lỗ nhiều năm liên tục, không phát sinh số thuế phải nộp, có các dấu hiệu của việc chuyển giá thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị có quan hệ liên kết… chiếm khoảng 60% ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Các doanh nghiệp này tập trung ở nhiều lĩnh vực ngành nghề như gia công xuất khẩu may mặc, sản xuất phần mềm, dịch vụ, kinh doanh bán buôn, bán lẻ, kinh doanh sắt thép, khách sạn nhà hàng, văn phòng, căn hộ cho thuê… Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Cục phó Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:

Vấn đề chống chuyển giá đã được nhà nước quy định thành văn bản pháp luật từ năm 1997, đến nay đã có Thông tư 66 của Bộ Tài chính điều chỉnh. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là các quy định về chống chuyển giá đã có, tại sao đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý được vụ chuyển giá nào. Hiện nay, hầu hết các vụ thanh tra, kiểm tra chỉ dừng ở việc giảm lỗ, truy thu và phạt vi phạm về thuế, chứ chưa xử lý được chống chuyển giá. Theo các chuyên gia thì cái khó của ngành thuế Việt Nam là chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về giá của các loại hàng hóa nên khi tìm một sản phẩm tương tự để so sánh theo nguyên tắc giá thị trường thì có nhiều sản phẩm Việt Nam không có. Luật sư Nguyễn Hữu Phước, văn phòng luật sư Nguyễn Phước, lý giải:
Theo kế hoạch của Tổng cục Thuế, trong năm 2012 sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra khoảng 7.742 doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, điện lực, dầu khí, khoáng sản, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh lỗ, doanh nghiệp có có số nợ thuế lớn, doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra… Luật sư Mai Trần, công ty luật M&H, kiến nghị:

Đầu tháng 3 vừa qua, Tổng cục Thuế cũng đã có quyết định thành lập Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, chuyên trách việc thanh tra, xử lý các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, đồng thời áp dụng đa dạng các biện pháp chống chuyển giá. Ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng Ban Cải cách Tổng cục Thuế, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu chống chuyển giá, khẳng định:
Cùng với đó, sẽ bổ sung vào Luật Quản lí thuế quy định việc cho phép áp dụng cơ chế thoả thuận giữa cơ quan thuế với người nộp thuế về phương pháp xác định giá trước (APA). Đây là phương pháp hiệu quả trong việc quản lí những rủi ro về chuyển giá. Bà Phó Nam Phượng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thêm về phương pháp này:
Theo các chuyên gia, áp dụng cơ chế thoả thuận giữa cơ quan thuế với người nộp thuế về phương pháp xác định giá trước (APA) mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Nó giúp cơ quan Thuế tiết kiệm thời gian công sức trong các cuộc thanh tra về chống chuyển giá, đồng thời thu được nhiều thông tin hơn, nắm sâu hơn về những giao dịch quốc tế phức tạp và các cơ cấu hoạt động của một số ngành cụ thể. Đối với người nộp thuế thỏa thuận xác định giá trước sẽ giúp các doanh nghiệp loại bỏ và giảm thiểu được rủi ro bị đánh thuế hai lần, giảm thiểu chi phí tuân thủ, gánh nặng lưu trữ hồ sơ…