Hiện thực hóa tiềm năng Vùng đồng bằng sông Cửu Long

(VOH) - Về vị trí đía lý, Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, nối Nam Á và Đông Nam Á, Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Ngoài ra khu vực này còn nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - một vùng phát triển năng động nhất Việt Nam, bên cạnh các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia.... Vậy tại sao vốn đầu tư vào Miền Tây Nam bộ đạt thấp so với các vùng khác?


 Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần đầu tư liên kết phát triển liên vùng. (Ảnh minh họa; Duy Khương/TTXVN)

Tính đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 530 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,2 tỷ USD. Riêng 7 tháng đầu năm 2010, có 51 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt vốn FDI đăng ký đạt 1,49 tỷ USD.
So với 8 khu vực khác trong cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long xếp thứ 3 về số dự án được cấp phép nhưng lại đứng vị trí thứ năm về tổng vốn đăng ký. Như vậy có thể thấy các dự án đầu tư vào Miền Tây phần lớn là các dự án nhỏ và vừa?

Ông Huỳnh Ngọc Quý, phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh khu du lịch La Veranda cho biết: Công ty đang đầu tư hiệu quả tại Phú Quốc. Tuy nhiên, ông Quý cũng cho rằng, hạ tầng của huyện đảo Phú Quốc chậm phát triển nên một số nhà đầu tư lớn còn chờ đợi chưa vội đầu tư. Điều này ảnh hưởng đến sự hát triển của Phú Quốc.
Đó là tình trạng chung của Đồng bằng Sông cửu Long. Tuyến đường huyết mạch của vùng đất Chín Rồng là quốc lộ 1A đã căn bản hoàn thành việc nâng cấp. Cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu đã được khai thông. Đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ: đoạn TP HCM - Trung Lương quy mô 4 làn xe cũng đã đưa vào sử dụng. Đường Hồ Chí Minh ở phía Nam sẽ hoàn thành vào năm 2010. Tuy vậy, theo Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc, để khai thác được những công trình ấy thì còn nhiều việc phải làm. Đó là hệ thống kết nối giao thông giữa các trục giao thông quốc giá đã được xây dựng với các trục giao thông liên tỉnh, liên huyện và liên vùng. Bên cạnh đó là phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, sân bay, bến cảng.
Tuy đóng góp GDP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 3 cả nước (gần 20%) nhưng tỷ lệ đường được trải nhựa thấp thứ 2 cả nước (khoảng 40,7%), thấp hơn cả Tây nguyên và Bắc Trung bộ.
Trong khi đó hệ thống cảng biển chưa thật sự trở thành động lực quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa. Khoảng 70% lượng hàng hóa của ĐBSCL vẫn phải trung chuyển lên các cảng khu vực TP.HCM, phát sinh chi phí vận chuyển, mất lợi thế cạnh tranh.
Ở Miền Tây hiện nay, cảng Cái Cui nằm trên Hậu, thành phố Cần Thơ là cảng biển container có công suất bốc xếp, vận chuyển hàng hóa lớn nhất khu vực, tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến hơn 20.000 tấn. Thế nhưng do điều kiện tự nhiên nên việc xây dựng cảng nước sâu gặp rất nhiều khó khăn và thực tế việc các tàu có trọng tải trên 10.000 tấn khó lòng ra vào. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết:


Sự bất cập về cơ sở hạ tầng đang là một rào cản lớn đối với môi trường đầu tư, kinh doanh tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một số doanh nghiệp chia sẻ, Đồng Bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế nhưng nếu việc vận chuyển hàng hóa không thuận lợi sẽ khó thu hút nhà đầu tư. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đồng Tâm Võ Quốc Thắng cho rằng:

Trong những năm gần đây, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là nhu cầu hết sức cấp bách của Việt Nam và là một trong những ưu tiên hàng đầu Chính phủ. Nhiều công trình lớn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, năng lượng, cảng, phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp do Chính phủ đầu tư vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã, đang và sẽ phát huy hiệu quả, mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.


Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá, Đồng băng sông Cửu Long có 3 lợi thế lớn, đó là vị trí thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi và một nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng phát triển cao. Đó là 3 yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm, hàng hóa. Điều quan trọng còn lại là một hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh để chuyển hàng hóa đó đến với mọi nơi trong nước và thế giới.

Giai đoạn sau 2015 sẽ bắt đầu khởi động nhiều dự án mang tầm cỡ quốc gia như: dự án tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ (đã xong giai đoạn khảo sát và hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi), hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, tuyến đường Hồ Chí Minh nối dài đến Đất Mũi, đưa vào hoạt động sân bay quốc tế Phú Quốc... Mục tiêu đến năm 2020, vùng ĐBSCL sẽ có được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, liên hoàn và tương đối hoàn chỉnh. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì một ngày không xa, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có một bộ mặt rất khác./.