Hỗ trợ nông dân tạm trữ lúa như thế nào?

(VOH) - Hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có gần 2 triệu nông hộ sản xuất lúa, theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, trong đó 86% số hộ có đất ruộng dưới 1ha, còn lại 14% số hộ có trên 1ha, trong đó, riêng số hộ có từ 10ha đến 200ha đất ruộng càng thấp hơn. Vì vậy, khả năng tạm trữ lúa có thể ở những nông hộ trên 1ha đất ruộng. Qua trao đổi với một số nông hộ sản xuất lúa ở một số địa phương phía Nam, họ khá vui khi nghe tin có chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa. Tuy nhiên, có những hộ không muốn vay vốn hỗ trợ tạm trữ lúa vì gia đình không thiếu tiền hoặc có những hộ không có nhân lực để phơi sấy hoặc thiếu kho dự trữ.

Nông dân đang phơi sấy lúa.ảnh: Danviet

Vợ ông Lê Văn Sang, ở xã Bình Hàng Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, có 1ha ruộng, vừa thu hoạch lúa IR 50404, bán tươi 5.000 đồng/kg tại ruộng, cho biết:

Ông Nguyễn Văn Phênh, nông dân ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, có hơn 1ha đất lúa 2 vụ, thu hoạch được vụ lúa nào cũng cần phải bán để trang trải chi phí, ông Phênh cho biết:

Ông Nguyễn Văn Quân, ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang làm 3,5ha, có khả năng tự trữ lúa nhưng không cần vay vốn:

Còn bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, xã Thường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, có ruộng hơn 10ha, vừa sử dụng cơ giới vừa phải thuê lao động trong vụ sản xuất lúa cho biết gia đình cũng không muốn trữ lúa:

Dự thảo về Quy chế tạm trữ lúa, gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân do Bộ đề nghị là nông dân sẽ được vay vốn 100% không phải trả lãi suất để tự tạm trữ lúa, gạo của mình với một số điều kiện có kho 10 tấn/hộ, có xác nhận của ngân hàng, của địa phương..v.v...đang được lấy ý kiến. Thực tế cũng không có nhiều nông hộ thực hiện tạm trữ mà phải bán lúa để trang trải chi phí sản xuất. Các nông hộ sản xuất lúa với diện tích lớn, có kho và sản lượng lúa lớn có thể tính đến việc phơi sấy lúa để dự trữ chờ giá cao mới bán ra.

Hiện nay, dự trữ lúa chủ yếu là ở các cơ sở xay xát hoặc đại lý thu mua lúa rồi cung ứng gạo lứt cho các doanh nghiệp lau bóng gạo để xuất khẩu. Điều này cho thấy, hỗ trợ cho đa số nông dân tạm trữ lúa gạo sẽ khó thực hiện. Hình thức tạm trữ lúa tại nhà hoặc tại hợp tác xã, tại kho của doanh nghiệp có cánh đồng mẫu lớn hoặc các doanh nghiệp khác…cũng nảy sinh những vấn đề như tăng chi phí quản lý, đánh giá chất lượng lúa đầu vào đầu ra, rắc rối trong việc giữ lúa như thất thoát, chuột cắn phá, giảm chất lượng, sai số về trọng lượng cân vào cân ra, ẩm độ không đồng đều rất khó xử lý..v.v...

Một số giải pháp có thể thực hiện là nông hộ nào tự tạm trữ có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi để trữ lúa. Bên cạnh đó, các hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp tục được hỗ trợ lãi suất để tạm trữ lúa gạo. Ngoài ra, cần xem xét để giảm bớt một số chi phí cho các nông hộ vùng nông thôn. Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở, công ty sản xuất giống lúa cung cấp cho nông dân lúa giống giá rẻ hơn. Hoặc hỗ trợ qua giảm giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất lúa. Thực tế cho thấy, các nông hộ sản xuất với lúa giống có tính kháng sâu rầy, dịch bệnh cao sẽ giảm chi phí phun xịt thuốc, giảm phân bón. Tuy cùng năng suất với các loại lúa khác nhưng do chi phí thấp hơn nên lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn. Ông Đặng Xuân Thanh, ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai làm 6ha lúa, vụ vừa qua gieo sạ giống lúa TTV1 504 lá nhỏ, dù bán giá thấp nhưng vẫn có hiệu quả nhờ giảm chi phí, ông Thanh nói:

Theo ngành nông nghiệp địa phương, việc hỗ trợ xây dựng hệ thống kho và cho doanh nghiệp, các HTX cũng cần được quan tâm, ông Dương Nghĩa Quốc, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết:

Chính sách hỗ trợ tạm trữ trực tiếp cho nông dân là đúng hướng, tuy nhiên, hình thức và các quy định thực hiện hỗ trợ vẫn khó thực hiện đại trà. Việc thu mua tạm trữ lúa theo chủ trương của nhà nước nên áp dụng cho các nông hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp đáp ứng điều kiện đưa ra. Đặc biệt, trong tương lai, ngành nông nghiệp cần định hướng cho nông dân sản xuất các loại lúa chất lượng cao, giá trị cao, vừa làm ít nhưng thu nhập bằng hoặc cao hơn so với hiện nay là làm nhiều, năng suất cao nhưng giá trị thấp. Điều này cũng góp phần giúp sản xuất lúa ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái vì sử dụng ít phân bón, ít thuốc bảo vệ thực vật hơn. Muốn vậy, nhà nước có thể chuyển chính sách hỗ trợ này cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất lúa giống. Qua đó, nông dân được hỗ trợ gián tiếp khi mua được lúa giống có chất lượng với giá rẻ hơn./.