Khi doanh nghiệp biết lo xa

(VOH) - Năm 2011 khép lại với nhiều khó khăn về kinh tế và dự báo không mấy khả quan cho năm 2012. Nhưng trong đó vẫn có những cơ hội cho doanh nghiệp Việt nếu doanh nghiệp biết nắm lấy cơ hội. Giữ giá, phát triển sản phẩm mới, mở rộng kênh phân phối tới những thị trường xa, liên kết nhiều ngành hàng… là cách nhiều doanh nghiệp tính tới để có thể hoàn thành kế hoạch năm.

Năm 2011, ngành dệt may đã trở thành đầu tàu mang nhiều kim ngạch xuất khẩu nhất về cho Việt Nam, bỏ xa hàng loạt mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực khác. Đến thời điểm này các đơn vị lớn của ngành đã ký đơn hàng quý 1/2012, nhiều đơn vị đã có đơn hàng quý 2. Năm 2012 ngành dệt may Việt Nam phấn đấu xuất khẩu khoảng 15 tỉ USD trong bối cảnh kinh tế Mỹ và EU còn nhiều bất ổn. Ông Lê Tiến Trường- Phó Tổng giám đốc tập đoàn dệt may Việt Nam, khẳng định:

Để đạt được mục tiêu này, ngành dệt may sẽ cố gắng giảm dần các đơn hàng gia công đồng thời tập trung nâng cao giá trị gia tăng của các đơn hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp dệt may trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu từ nhập nguyên liệu, thiết kế mẫu đến tiêu thụ thành phẩm. Để hoàn thành mục tiêu này, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc công ty may 10, đưa ra giải pháp:
Thành công trong việc phát triển thị trường nội địa với việc hình thành các trung tâm thời trang khắp cả nước khiến cho ngành thời trang Việt Nam đang từng bước chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài
Tìm về thị trường nội địa cũng là hướng đi đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hàng Việt ngày càng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng nhờ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Doanh nghiệp cần tìm mọi cách khai thác thị trường trong nước, tận dụng tối đa cơ hội xuất khẩu các mặt hàng có thể thay thế hàng hóa của Thái Lan và thâm nhập các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ông Cao Tiến Vị- Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn, chia sẻ:
Năm mới, các doanh nghiệp cũng đã tăng cường sự hợp tác, liên kết để giảm tối đa chi phí về vận chuyển.Tăng cường đưa hàng về nông thôn, phát triển bền vững là việc xây dựng mạng lưới nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định cho sản xuất, đồng thời tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cũng là biện pháp được nhiều doanh đưa ra. Ông Phạm Thanh Hùng- Phó giám đốc công ty TNHH Ba Huân, cho biết:

Năm 2011, da giày cũng đã trở thành ngành hàng xuất khẩu ấn tượng không kém dệt may khi thu về 6,52 tỉ USD trong năm 2011, xếp thứ ba trong tốp 10 ngành hàng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Theo tính toán của Hiệp hội Da giày VN (Lefaso), trong 6,5 tỉ USD xuất khẩu nói trên, mức giá trị gia tăng mà ngành thu về được ước trên 55%, tăng ít nhất 5% so với năm 2010. Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, đưa ra dự báo cho năm 2012:
Nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu trong năm 2012 là sự sụt giảm đơn hàng ở thị trường châu Âu, thị trường xuất khẩu chính hiện nay của ngành da giày Việt Nam, do e ngại khủng hoảng kinh tế. Ông Diệp Thành Kiệt cũng khuyến nghị các doanh nghiệp không nhận hợp đồng có giá trị thấp để tránh hệ lụy từ việc chống bán phá giá từ các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Đồng thời, nếu biết tận dụng tốt các thị trường ngách, chọn sản xuất các sản phẩm khác biệt với giá trị cao, thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thành công hơn trong năm 2012 này.

Năm 2012 sẽ là năm đầy thách thức song nhiều doanh nghiệp khẳng định vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng từ 30 - 100% và có đến 32% số doanh nghiệp theo khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp cho biết có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2012. Điều này đã một lần nữa khẳng định bản lĩnh, sự tự tin và quyết tâm rất cao của doanh nghiệp, bất chấp mọi sóng gió còn phía trước./.