Khởi nghiệp từ trấu

(VOH) - Vốn sinh ra và lớn lên trên những cánh đồng lúa bạt ngàn, cùng với dòng sông xanh mát lượn quanh. Nhưng hễ đến mùa thu hoạch lúa xong, thì y như rằng đám trẻ con trong vùng không ai dám xuống tắm sông vì toàn là vỏ trấu. Vỏ trấu rơi vãi đầy đường, đầy đồng và nổi lềnh bềnh vàng óng dầy cả mặt sông.
 

Củi làm từ vỏ trấu rẻ và không gây ô nhiễm môi trường.

Biết là ô nhiễm nhưng không sao giải quyết được. Cũng giống bao thanh niên khác trong làng, lớn lên khăn gói nên Sài Gòn học đại học nhưng lòng vẫn đau đáu nhớ về dòng sông xanh ở quê nhà. Ra trường, làm việc ở bộ phận bán hàng nên có điều kiện tiếp xúc với máy tính, rồi khách nước ngoài. Vừa làm, vừa nên mạng kiếm thông tin về máy sản xuất phế phụ phẩm nông nghiệp để giúp bà con quê nhà giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong một lần tình cờ biết đến công nghệ làm trấu ở Nhật, không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế. Thế mà anh dốc hết tâm lực để làm. Nhớ lại anh Lê Hoàng Huynh - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Huynh kể:

Bài học nhập môn tính lên đến vài trăm triệu. Điều đó minh chứng rằng chỉ có những người con yêu quê hương, yêu nơi mình sinh ra và lớn nên mới làm được điều đó. Từ năm 2007 đến cuối 2008, chiếc máy sản xuất củi trấu mới được hoàn thành. Và những thanh củi trấu đầu tiên cũng được ra đời. Tưởng như mọi vất vả đã qua nhưng thị trường tiêu thụ ở đâu, khi mà công suất máy lên đến 3 tấn/ca/ngày. Đâu thể bán rẻ được, mà phải bán cho các nhà máy lớn, nhưng không thương hiệu, không kinh phí quảng cáo thì ai mà tin. Thế là sản xuất ra bao nhiêu đi cho các nhà máy sử dụng thử, hy vọng mong đủ trả tiền công để giải quyết vấn nạn ô nhiễm. Nhưng kết quả thật ngờ. Vì củi trấu dễ bắt bửa, cháy có mùi thơm, ít khói, khi đốt không thải ra độc chất như than đá, cháy lâu và giá lại rẻ hơn than đá, củi thông 50% nên dần dần nhà máy này giới thiệu cho nhà máy khác theo phương pháp cộng hưởng. Chỉ 1 nhà máy với công suất 3.000 tấn/tháng, rồi lên 4 nhà máy với công suất 6.000 tấn/tháng, rồi thêm 1 nhà máy lớn với công suất 12.000 tấn/tháng ở Tân An, Long An. Giờ đây, chuẩn bị khai trương Tổng nhà máy chế biến củi trấu ở Quảng Nam. Phân tích thêm về lợi ích từ sản phẩm này đem lại, anh Lê Hoàng Huynh cho biến thêm:

Từ khi có nhà máy củi trấu của anh, không những nạn ứ đọng trấu ở sông Cai Lậy, sông Cầu Kinh chấm dứt, mà giải quyết được tình trạng phá rừng làm than đá, giảm lượng lưu huỳnh đốt ra từ than đá, giải quyết được công ăn việc làm cho khoảng 15 lao động tại địa phương, mức lương bình quân mỗi người khoảng 2,5 triệu đồng.

Không những vậy, mà bà con nào có nhu cầu mua máy ép củi trấu, anh sẵn sàng bán trả chậm và ký hợp đồng bao tiêu luôn sản phẩm với giá 700 đồng/kg. Có thể ký hợp đồng dài hạn cả 5 - 10 năm vì anh đã ký hợp đồng dài hạn với Hàn Quốc, Nhật với số lượng 10.000 tấn/tháng. Nói rồi, anh nhẩm tính cho chúng tôi biết:

Và nhờ sự hướng dẫn tận tình, vừa bán máy, vừa giúp bà con cách hạch toán chi phí nên chỉ trong năm 2009 anh bán được hơn 100 máy. Tin rằng, với những nỗ lực tận tâm của anh sẽ giúp bà con có thêm thu nhập từ nghề mới này, nạn ô nhiễm môi trường từ vỏ trấu, cà phê, ca cao... được giải quyết và trên hết là ngành nông nghiệp tiếp tục đem ngoại tệ về cho đất nước.

Kiều Oanh