Làm gì để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Khu Công nghệ cao

(VOH) - Việt Nam là một nước đang phát triển, Việt Nam đặt cho mình mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Để đạt được mục tiêu đầy thách thức này cần phải có chiến lược hợp lý và những bước đi đột phá - trong đó, đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ lấy phát triển công nghệ cao làm mũi nhọn được coi là chiến lược quan trọng nhất.
Để thực hiện chiến lược này, Chính phủ Việt Nam đã thành lập các khu công nghệ cao trong đó, có Khu công nghệ cao TPHCM được coi là giải pháp đột phá để tập hợp ba thành phần chính làm công nghệ cao, đó là các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đào tạo bậc cao nhằm thu hút vốn, công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực cao cấp. Hiện nay, Khu công nghệ cao tập trung thu hút các dự án về sản xuất công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, nghiên cứu và triển khai, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao thuộc 4 nhóm ngành như sau: Nhóm vi điện tử, quang điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông; nhóm cơ khí chính xác và tự động hóa, chế tạo robot; nhóm công nghệ sinh học, ứng dụng trong y dược và môi trường; cuối cùng là nhóm năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ nano. Đánh giá về kết quả đạt được của Khu công nghệ cao trong 10 năm qua, bà Lê Bích Loan - Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM cho biết :
 

 
 Theo ông Nguyễn Hoàng Minh -Phó giám đốc sở kế hoach và đầu tư TPHCM, để thu hút có hiệu quả các nhà đầu tư thì chúng ta cần phải có địa điểm đầu tư, Thành phố cần phải nhanh chóng hoàn thành quy hoạch về đất đai, chỉ tiêu về quy hoạch, có giá đất thuê cụ thể và các cơ chế ưu đãi khác; tiếp tục xây dựng tạo điều kiện để hạ tầng cơ sở phát triển; cải cách thủ tục hành chính phải đơn giản hóa; phải tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành thành phố và giữa thành phố với các Bộ ngành Trung ương trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với Khu công nghệ cao, Ông Nguyễn Hoàng Minh có ý kiến:
 

 
 Ông Vũ Văn Hòa - Trưởng ban ban quản lý HEPZA chia sẻ một vài kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất - khu công nghiệp đối với Ban quản lý khu công nghệ cao TPHCM. Theo ông Hòa để thu hút dự án khu công nghệ cao như thúc đẩy nhanh hơn nữa thủ tục xác nhận các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn công nghệ cao theo hướng đơn giản hóa, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao; đề xuất ban hành danh mục các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghệ cao, trên cơ sở đó có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các dự án; về việc liên kết các trường đại học cần đẩy mạnh triển khai các chương trình đào tạo bổ sung, đón đầu khoa học công nghệ. Ông Vũ Văn Hòa cho biết thêm:
 

 
 Đại diện cho các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao,theo ông Trần Tiến Phát - Giám đốc điều hành công ty TNHH Datalogic Scanning Vietnam những vấn đề cần cải thiện để thu hút đầu tư nước ngoài mà doanh nghiệp băn khoăn là về thủ tục hải quan, các công ty trong khu công nghệ cao đều thực hiện khai báo hải quan điện tử nhưng thủ tục vẫn còn đòi hỏi khá nhiều “công việc giấy tờ”; vấn đề về chuỗi cung ứng thì 90% vật tư nguyên liệu hiện nay là nhập khẩu, các nhà cung cấp Việt Nam chỉ có thể cung cấp được một ít linh kiện nhựa, kim loại, và vật tư cho bao bì đóng góp, còn lại đều phải nhập khẩu. Về giá cả thì giá mà doanh nghiệp trong nước cung cấp cùng chủng loại lại cao hơn giá nhập khẩu từ các nước láng giềng, như vậy khu công nghệ cao TPHCM cần tìm cách thúc đẩy việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa. Một vấn đề mà ông Phát băn khoăn nữa là:


 
 Khu Công nghệ cao TPHCM được xác định là khu kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đồng hình thành một lực lượng sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Những kết quả đạt được sau 10 năm hoạt động, phần nào đạt được những mục tiêu đề ra, song để có thể tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao trong thời gian tới thì cần phải có giải pháp đồng bộ, có các cơ chế chính sách cho các dự án công nghệ cao và các ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao trong các khu công nghệ cao để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đầu tư là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.