Nấm biến rơm rạ thành ngoại tệ <br><i> Bài 1: “Tiềm năng và nghịch lý của ngành nấm VN”</i>

(VOH) - Nấm ăn và nấm dược liệu được liệt vào danh sách sản phẩm quốc gia, xây dựng từ nay tới năm 2020. Nói là sản phẩm quốc gia, đồng nghĩa với việc đây là thương hiệu quốc gia, sản phẩm sẽ đại diện cho ngành nông nghiệp xâm nhập, cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thế giới, đương nhiên, mục tiêu cuối cùng là mang về ngoại tệ cho đất nước, đảm bảo lợi nhuận của nông dân. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, ngành nấm phải tháo gỡ rất nhiều khó khăn.
Thu hoạch nấm rơm tại Vĩnh Long.ảnh: Sở NN Vĩnh Long

Không phải tự nhiên mà Thủ tướng phê duyệt cho con cá tra và nấm là 2 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm dự bị của đề án phát triển chiến lược sản phẩm quốc gia năm 2012- 2015, sau sản phẩm chủ lực là lúa gạo. Như chúng ta đã biết, con cá tra Việt Nam đã dậy sóng trên thị trường quốc tế hàng chục năm qua nên tên tuổi ít nhiều cũng được người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Còn các sản phẩm nấm Việt rất ngon, tiềm năng dồi dào nhưng chúng ta chưa khai thác hết thế mạnh của ngành hàng này.

Việt Nam rất dồi dào nguồn nguyên liệu trồng nấm như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi bắp, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường… Bình quân mỗi năm, chúng ta canh tác lúa, bắp, mía thải ra môi trường tới 40 triệu tấn nguyên liệu. Nếu chỉ cần sử dụng khoảng 10 đến 15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm, hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ và nếu xuất khẩu sẽ đem lại giá trị lên tới 1-2 tỷ USD. Thế nhưng ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi... Vì thế, phát triển nghề sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường, hạn chế các khí độc hại gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.



Trước tình hình biến đổi khí hậu đang hiển hiện trước mắt cộng với diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nghề sản xuất nấm được coi là một trong những lối thoát giúp tăng thêm việc làm, tạo thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Hơn nữa, vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn. Vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và công lao động, chiếm khoảng 70-80% giá thành một đơn vị sản phẩm. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng, chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng và 100 m2 diện tích nhà xưởng.

Một điểm thuận lợi khác là thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng, vì nấm được coi là “rau sạch”, “thịt sạch” và là “thực phẩm thuốc” hay ta còn gọi là thực phẩm chức năng. Vì lẽ đó, nhu cầu ăn nấm của thế giới đang ngày càng tăng. Trên thị trường quốc tế, lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thế giới. Sản phẩm nấm của nước ta đã qua sơ chế luộc muối hoặc sấy khô, đóng hộp chưa cung ứng đủ. Đơn cử như nấm mèo hiện chiếm 11% sản lượng nấm mèo thế giới; nấm linh chi sản lượng mới 300 tấn/năm, quá nhỏ so với con số 4.300 tấn của thế giới. Còn nấm rơm thì chỉ có Việt Nam mới sản xuất được quanh năm. Khẳng định vấn đề này, Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc doanh nghiệp Tư Thao ở Sóc Trăng, một trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu nấm lớn nhất miền Tây, doanh thu mỗi năm khoảng 10 triệu USD cho biết:




Tuy nhiên, hiện ở thị trường trong nước sản phẩm nấm lại bỏ ngõ, bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Hiện chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo… từ Trung Quốc. Trong khi đó các tỉnh miền Bắc, Lâm Đồng Đà Lạt, nhất là khu vực Tây Nguyên với thời tiết lý tưởng rất thích hợp cho các loại nấm có gía trị kinh tế và dinh dưỡng cao như trên. Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Linh chi Vina bức xúc:



Và thêm nghịch lý nữa là hiện nay chúng ta xuất nguyên liệu và lao động nhưng lại nhập nấm thành phẩm về Việt Nam. Ông Đinh Xuân Linh, Giám đốc Trung Tâm Công Nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di Truyền Nông nghiệp trăn trở và cho biết thêm những thông tin về thị trường nấm thế giới.




Thực ra ngành nấm ở Việt Nam phát triển lâu hơn cả các nước bạn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.... Nhưng 30 năm nay thì ngành nấm vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tự phát chưa có Viện, trường nào đầu tư nghiên cứu một cách bài bản từ quy trình tạo giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản… Đa số là quy mô hộ gia đình. Tất cả bà con đều làm theo kinh nghiệm dân gian, trồng ngoài trời… nên chưa đạt tới sự chuyên nghiệp, cũng như chưa xây dựng được thương hiệu. Là người đi đầu trong mô hình trồng nấm 30 năm qua, TS Phạm Thành Hổ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM ưu tư trăn trở về các Viện Trường chưa quan tâm nghiên cứu các nguyên liệu bỏ đi:



Rõ ràng, điều này không chỉ làm lãng phí tiềm năng mà còn khiến nghề nấm phát triển thiếu bền vững. Vậy, làm thế nào để đạt được 1 triệu tấn nấm vào năm 2020, trong đó 50% xuất khẩu; 50% tiêu thụ nội địa và giải quyết được 1 triệu việc làm từ nghề sản xuất nấm, đó mới là chuyện ngành nấm cần làm trong thời gian tới.