Phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 109 của CP về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

(VOH) - Sáng 9/8, tại TPHCM, Bộ công thương tổ chức cuộc họp với đại diện các doanh nghiệp, địa phương khu vực Nam bộ hướng dẫn thi hành Nghị định 109 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Ảnh: Báo CL

Theo đó kể từ ngày 01/10/2011 các doanh nghiệp tham gia phải đáp ứng các tiêu chí: có kho dự trữ ít nhất 5.000 tấn, có nhà máy xay xát ít nhất 10 tấn/giờ, và hệ thống sấy lúa. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo còn phải tham gia bình ổn thị trường với dự trữ 10% lượng gạo và phải có ít nhất 50% lượng gạo trước khi đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, hiện đang có 44 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, và khoảng 20 doanh nghiệp khác đang chờ cơ quan chức năng thẩm định trước khi cấp giấy phép. Về vấn đề thu hoạch lúa gạo, bảo đảm cho xuất khẩu cũng như bình ổn thị trường nội địa, ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết:

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 100 doanh nghiệp, mà mỗi doanh nghiệp chỉ xuất khẩu hơn 20 ngàn tấn gạo/năm, chưa đáp ứng yêu cầu này mặc dù đã có thời gian chuẩn bị hơn 1 năm qua, do vậy, các doanh nghiệp này cần có hướng chuyển đổi hoạt động hoặc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo để tiếp tục hoạt động. Bộ công thương cũng đồng ý cho dời thời hạn áp dụng hệ thống sấy đến 01/10/2012 để các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu này, có thêm thời gian chuẩn bị, đầu tư xây dựng. Riêng với 4 doanh nghiệp nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận là hợp với quy định của nhà nước ta theo các thỏa thuận với Tổ chức thương mại thế giới, ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ công thương cho biết:

Đến thời điểm 01/10/2011, số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ước khoảng 80 đơn vị, bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu gạo không bị ảnh hưởng.