Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025

(VOH) - Sáng 31/5, tại TPHCM, Bộ Công Thương đã chủ trì hội thảo góp ý về “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da-giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025”. Hội thảo đã thu hút sự tham dự của Hiệp hội da -giầy Việt Nam , hội da -giầy TPHCM cùng đại diện Sở công thương các tỉnh thành và gần 100 doanh nghiệp hoạt động trong ngành da -giầy trong cả nước.

Hiện nay ngành da-giầy chiếm tỷ trọng gần 10% trong giá trị xuất khẩu của cả nước.

Theo Viện nghiên cứu da-giầy Việt Nam, hiện nay ngành da-giầy chiếm tỷ trọng gần 10% trong giá trị xuất khẩu của cả nước, với năng lực sản xuất gần 800 triệu đôi giầy dép các loại, giải quyết công ăn việc làm cho gần 1 triệu lao động. Qua đó đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hơn 26000 tỷ đồng, chiếm 4,05% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trong đó , tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45-50%, doanh thu tăng bình quân 19,7%/năm. Song, để phát triển ngành da-giầy Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10% , tỷ lệ nội địa hóa tăng lên 80-85% vào năm 2020 theo quy hoạch Tổng thể phát triển ngành da-giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025, nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng: cần phải khắc phục những điểm yếu đang tồn tại hiện nay và phải có một định hướng phát triển cụ thể. Đó là: nguồn nhân lực và công tác đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, đầu tư đúng mức trang thiết bị hiện đại, chủ động nguồn nguyên liệu . Điều quan trọng là tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp để hỗ trợ nhau trong khâu thiết kế mẫu mã, tạo dựng thương hiệu chung của giầy Việt Nam . Mặc khác, nhà nước cũng cần tạo cơ chế chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh ở cả 2 thị trường xuất khẩu và nội địa.

Theo thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải, quy hoạch tổng thể phát triển ngành da-giầy Việt Nam cần phân tích rõ ràng những ưu và hạn chế để lựa chọn phương án phát triển phù hợp:

Mỹ Trang