Sơ kết thí điểm mô hình “liên kết hàng xáo với doanh nghiệp lương thực thu mua lúa gạo cho nông dân”

(VOH) - Ngày 20/9, tại Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang, Hiệp hội lương thực Việt Nam, tổ chức hội nghị sơ kết thí điểm mô hình “liên kết hàng xáo với doanh nghiệp lương thực thu mua lúa gạo cho nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Từ tháng 03/2010, Hiệp hội lương thực Việt Nam đã hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện thí điểm phương án liên kết với hàng xáo, cơ sở xay xát trên địa bàn nhằm quản lý, kiểm soát gía, bình ổn thị trừơng và bảo đảm lợi ích cho nông dân. Đến nay, có 15 doanh nghiệp lương thực liên kết với gần 1.900 đầu mối, trong đó, hơn 1.400 hàng xáo. Cụ thể Công ty Lương thực thực phẩm An Giang Afiex, tỉnh An Giang thí điểm mô hình Câu lạc bộ hàng xáo ở toàn bộ các xí nghiệp thành viên trên địa bàn 3 triệu tấn lúa năm. Từ vụ Đông Xuân 2009-2010 đến vụ Hè Thu này, gần 500 hàng xáo và cơ sở xay xát cung ứng cho doanh nghiệp gần 500.000 tấn gạo. Mô hình này được đánh gía có hiệu quả cao, hàng xáo, doanh nghiệp xay xát có giá mua lúa gạo ổn định, yên tâm. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp lương thực vẫn còn một số khó khăn như bà con nông dân thiếu thông tin, còn lo ngại với hàng xáo. Hoặc vẫn còn một số thương lái còn ép giá nông dân, hoặc bà con nông dân ghìm giữ hàng, khi gía lúa tăng. Tình trạng chất lựơng gạo không đều do sử dụng nhiều giống lúa. Thông tin thị trừơng chưa chính xác, khi có biến động gía, hợp đồng liên kết mua lúa không thực hiện được. Theo một số hàng xáo việc áp dụng hóa đơn 5% thuế VAT, phải đăng ký cơ quan thuế và phải chuyển khoản tiền qua ngân hàng có ảnh hửơng đến hoạt động và lợi nhuận của người hàng xáo. Một số hàng xáo cũng đề nghị doanh nghiệp nên cho thời gian giữ gía mua lúa nếu có biến động, tăng lên 5 ngày thay vì 3 ngày như hiện nay và cần hỗ trợ vốn... Về trừơng hợp hàng xáo bị nông dân trả lại tiền cọc cũng không phải là hiếm, ông Đoàn Hữu Gặp, ở Tiền Giang, cho biết:

Phát biểu tại hội nghị, những hàng xáo Đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị nhà nứơc một số cơ chế chính sách cho việc tiêu thụ lúa gạo như sớm ban hành Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo, công bố gía thành và giá mua hứơng dẫn hoặc tạm trữ ngay từ đầu vụ, cung cấp tin dụng cho hàng xáo liên kết với doanh nghiệp, khuyến nông các giống lúa xác nhận, chất lựơng để tạo lúa hàng hóa, tổ chức tôn vinh các hàng xáo họat động tốt... về tháo gỡ khó khăn cho hàng xáo hiện nay, ông Trương Thanh Phong, Chủ tich Hiệp hội Lương thực nói:

Nếu mô hình liên kết giữa hàng xáo, cơ sở xay xát với các doanh nghiệp lương thực được thực hiện tốt, sẽ góp phần giải quyết được việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho bà con nông dân, đògn thời doanh nghiệp có ngùôn hàng gạo xuất khẩu ổn định.