Sử dụng phân bón hợp lý trên đất phèn vùng ĐBSCL

(VOH) - Sử dụng phân bón hợp lý sẽ đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân là điều đã được các nhà khoa học khẳng định. Thế nhưng đến nay, việc bón phân của một bộ phận bà con vẫn còn chưa đáp ứng quy trình canh tác dẫn đến lợi nhuận thu về tương đối thấp. Đây cũng là thực trạng chung trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay, nhất là trên vùng đất đã bị nhiễm phèn.

Vấn đề này đã được các đại biểu đề cập đến tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên đất phèn vùng ĐBSCL” diễn ra sáng nay 24/4 tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và Môi trường phía Nam thuộc Viện Nông hóa thổ nhưỡng cho biết, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, nên việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng cho mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng cần thiết. Bởi với diện tích tự nhiên gần 4 triệu hecta thì vùng này có đến 1,6 triệu hecta đất phèn và phèn mặn, chiếm tỷ lệ 40%. Nếu biết đưa phân bón vào đồng ruộng phù hợp với quy trình kỹ thuật đặt ra sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nông dân. TS Nguyễn Đăng Nghĩa khẳng định:

Thực tế là vậy, thời gian qua, nhiều nơi người nông dân nhờ biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng việc sử dụng phân bón hợp lý đã có được hiệu quả kinh tế rất cao.


Giống lúa ĐTM 126 đạt 10 tấn/ha ở Tiền Giang - Ảnh: ISAVN.org.

Theo ông Nguyễn Hiền Triết ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, qua thời gian canh tác có sử dụng phân hữu cơ đã giúp cho lợi nhuận từ nghề trồng cây có múi của gia đình ông tăng thêm 15%-20%. Với lợi ích trên ông nhất quyết sẽ tiếp tục đưa phân hữu cơ vào sản xuất nhiều hơn trong thời gian tới. Ông Triết bộc bạch:

Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sau 30 năm kể từ ngày miền Nam được giải phóng, Đảng và Nhà nước đã có sự đầu tư rất nhiều về thủy lợi, cùng với đó là những nỗ lực của các nhà khoa học cùng bà con nông dân, chúng ta tiến hành hàng loạt các giải pháp để cải tạo đất phèn mặn vùng ĐBSCL. Để hôm nay ĐBSCL trở thành vùng đất có điều kiện canh tác tốt hơn và năng suất sản lượng cây trồng ngày càng tăng khi diện tích đất phèn đã giảm trên 261.000 hecta. Tuy nhiên bên cạnh sự cố gắng đó, việc canh tác bón phân không phù hợp của một bộ phận bà con nên

 diện tích đất phèn hoạt động đã tăng lên. Hình tượng về điều này, TS Phan Huy Thông nói:

TS Chu Văn Hách - Viện Lúa ĐBSCL thì cho rằng, phần lớn nông dân ở ĐBSCL ít có điều kiện tiếp xúc với các thông tin mới nên bón phân còn theo cảm nhận dẫn đến hiệu quả đầu tư phân bón chưa cao. Vì vậy, việc tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với từng địa phương ở từng mùa vụ khác nhau thực sự là giải pháp cần thiết để giải quyết thực trạng này.