Tái cấu trúc kinh tế thành phố, tránh tư duy kiểu cũ

(VOH) - Các chuyên gia chỉ ra rằng, trong thời gian vừa qua tương quan giữa mô hình tăng trưởng thì cấu trúc mô hình kinh tế thành phố có sự dịch chuyển theo nhưng diễn ra khá chậm. Chuyển dịch theo hướng chiều rộng nhiều hơn là chiều sâu.

Ảnh: internet

Dĩ nhiên không thể phủ nhận sự đóng góp của các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất… tuy nhiên, khu vực này chuyển biến chưa như mong đợi. Ví dụ như những ngành có giá trị gia tăng cao, mặc dù chúng ta khuyến khích nhưng trong cơ cấu kinh tế vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, hay thế mạnh về các ngành dịch vụ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng… Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - giảng viên chương trình giảng dạy Đại Học Fulbright, nếu chúng ta vẫn dùng cách tiếp cận truyền thống tức là dựa trên một hàm có rất nhiều giả định và dựa trên hệ thống số liệu mà bản thân nó cũng có vấn đề, để đánh giá sự đóng góp các bộ phận khác nhau của kinh tế thành phố thì sự chính xác về khoa học là chưa cao. Cần phải đi vào từng vấn đề cụ thể và phải trả lời cho câu hỏi mình đặt ra như: tại sao tỉ lệ giữa giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố cũng như trên cả nước giảm nhanh như vậy? Nếu chúng ta không trả lời những câu hỏi như thế mà chỉ dừng lại ở góc độ do tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp dịch vụ tăng hoặc là sở hữu nhà nước giảm, sở hữu tư nhân tăng…. điều này vốn là cơ bản nhưng là những cái đã biết. Còn cái chưa biết là tại sao năng lực cạnh tranh lại giảm, tại sao chi phí nền kinh tế tăng… nếu không thể trả lời thì có thể chúng ta sẽ lập lại những gì mà đã làm từ trước. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nói:

Ở một khía cạnh khác, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành - đại học Fulbright cho rằng, đề án tái cấu trúc thành phố đã có, chỉ cần tìm những chỗ sai để sửa và cần phải tập trung vào những nhóm ngành cụ thể. Nếu như thành phố muốn tiếp cận bằng năng lực cạnh tranh thì rõ ràng thành phố đang mất lợi thế do chí phí ngày càng tăng cao, do đó cần phải có phương án kiểm soát chi phí này. Cách tiếp cận thứ hai là thành phố phải đi vào các cụm ngành so sánh tương quan về lợi thế cạnh tranh của thành phố. Trong quy hoạch vẫn là các ngành truyền thống như: dệt may, cơ khí, hoá chất… nhưng phải là một cụm ngành liên hoàn để có thể hỗ trợ nhau. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành đề xuất giải pháp:

Một yếu tố quan trọng khác để kinh tế thành phố phát triển mạnh đó là lực lượng doanh nghiệp. Cần phải phân tích những vấn đề cụ thể  mà doanh nghiệp đang đối diện như: năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giải quyết bài toán chi phí trung gian đang tăng cao…. Ông Trần Anh Tuấn - Trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, nhấn mạnh:

Theo ông Phan Chánh Dưỡng - giảng viên Đại học Fulbright, thành phố cần giải quyết bài toán tổng thể “thà đi chậm mà còn gỡ được” còn hơn chọn một mảng đột phá, sau đó vẫn trở lại như cũ như cách thành phố từng làm trước đây. Cái thành phố cần làm là dựa vào quy hoạch đã có và giải quyết thực trạng mà chúng ta phải làm. Nên chọn những nhóm ngành hàng chủ lực để xem nhóm này đang ở trạng thái nào, tìm ra những phần giao nhau giữa các nhóm, để từ đó có chính sách cho phù hợp. Ông Phan Chánh Dưỡng, cho biết:

Để kinh tế thành phố phát triển, không gì hơn là phải chọn một hướng đi riêng biệt và tìm các phương pháp tiếp cận mới. Các chuyên gia tin rằng, nếu chọn cách tiếp cận hiện nay, với khung tư duy, phương pháp nghiên cứu và cách đặt vấn đề như hiện nay, thì không thể đưa chúng ta đi xa hơn cái chúng ta đang có và phải tốn thêm một khoảng tiền, một khoảng thời gian... điều này là không cần thiết.