Tăng tính thanh khoản cho thị trường nhà ở

(VOH) - Nếu so với phân khúc là nhà ở cao cấp vẫn còn đang ảm đạm, nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội được dự đoán sẽ là cánh cửa mở cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chính là vẫn còn nhiều rào cản để phát triển phân khúc này.
Nhà ở cao cấp vẫn còn đang ảm đạm, nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội được dự đoán sẽ là cánh cửa mở cho doanh nghiệp (ảnh minh họa: HNM)

Tại một cuộc họp mới đây, lãnh đạo TP cũng cho rằng, trước mắt cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho các chương trình nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, nhà phục vụ tái định cư các khu đô thị mới, chỉnh trang kênh rạch... các chương trình này đang gặp không ít khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Theo Sở Xây dựng TP, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản hiện nay, trong đó việc thiếu hụt nguồn vốn do thắt chặt tín dụng cũng như lãi suất quá cao là một trong những nguyên nhân chính. Ngoài ra, theo Sở này, việc không ít chủ đầu tư làm dự án nhưng năng lực tài chính không đủ, ngay cả các chủ đầu tư nước ngoài họ chỉ xin dự án rồi huy động vốn ở thị trường trong nước; khách hàng cũng chỉ dựa vào nguồn tín dụng... nên nguồn thanh khoản của thị trường là quá ít. Ông Huỳnh Văn Minh, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM cho rằng:





Một nguyên nhân nữa của tình trạng “đóng băng” được mổ xẻ là mất cân đối cung - cầu. Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản gặp khó khăn như hiện nay một phần là do phương án đầu tư trên thị trường không hợp lý. Doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào phân khúc nhà ở cao cấp. Theo UBND TP,tính đến nay, trên địa bàn TP có hơn 41 ngàn căn hộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ căn hộ bình dân dành cho đối tượng thu nhập thấp chỉ chiếm khoảng 33,6%. Trong khi nhu cầu thực của thị trường hiện nay lại là phân khúc nhà giá thấp và trung bình. Bằng chứng là tại thời điểm này các giao dịch thành công trên thị trường chủ yếu tập trung ở phân khúc căn hộ bình dân. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp cần xem lại cơ cấu đầu tư để tránh tình trạng mất cân đối cung cầu như đã và đang diễn ra.


Theo giải thích của một số chuyên gia, để thị trường có tính thanh khoản hơn, doanh nghiệp cần phải xem lại mặt bằng giá hiện nay .Trong thời gian gần đây, giá nhà đất có xu hướng giảm tuy nhiên nó vẫn còn ở mức quá cao, vượt khả năng thanh toán của các đối tượng thu nhập thấp, đối tượng có nhu cầu thực sự và chiếm số đông trong xã hội. Lãnh đạo Hiệp hội bất động sản TPHCM kể: một công ty địa ốc ở TPHCM đầu tư dự án ở quận Tân Bình. Nguyện vọng của chủ đầu tư này là đưa ra mức giá phù hợp với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp để phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay. Chủ đầu tư đưa ra giá bán 12 -13 triệu đồng/m2. Công ty cũng đã ký hợp đồng với khách hàng ở mức giá đó. Nhưng khi làm thủ tục thuế, nghĩa vụ tài chính thì Sở Tài chính cho rằng dự án nhà đó phải có giá 17 triệu đồng/m2. Trong khi đó, đến nay việc đầu tư nhà ở xã hội vẫn chưa thể khai thông do nhiều vướng mắc về thủ tục, các chủ đầu tư không mặn mà, vẫn dừng lại ở việc các sở ngành nghiên cứu, triển khai. Chương trình nhà ở thu nhập thấp thì đến nay đã giao 6 chủ đầu tư với quy mô 22,4ha, 8.761 căn hộ, phục vụ cho khoảng 31.650 người, nhưng mới chỉ có 1, 2 dự án khởi công với tốc độ chậm. Tại buổi làm việc mới đây, chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho rằng, thủ tục cần phải sớm được cải tiến. Ông Lê Hoàng Quân nói:




Theo các chuyên gia, có như vậy thì khả năng hoàn thành dự án nhanh, giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, đương nhiên giá nhà cũng ít có lí do tăng giá. Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP cho rằng, để phát triển nhà ở và khai thông thị trường bất động sản thì các ngành cần quan tâm đến vấn đề chính đó là đất đai, thuế và lợi nhuận, làm thế nào để giá bán phù hợp với đại đa số người dân nghèo mà doanh nghiệp vẫn có lợi. Ông Nguyễn Hữu Tín nói:




Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP tính đến 31-12-2011, thành phố có 163 dự án hoàn thành cung cấp cho thị trường 41.378 căn hộ. Dự kiến năm 2012 sẽ có thêm 27.722 căn hộ được hoàn thành từ các dự án bị trì hoãn trong những năm trước. Nguồn cung mới cộng với lượng căn hộ còn tồn sẽ tạo áp lực lớn lên thị trường bất động sản thành phố trong năm 2012.


Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ dần khó khăn trong cho vay đối với lĩnh vực này, đặc biệt là khó khăn trong xây dựng nhà để ở nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Với việc giá nhà đã cải thiện, người dân đã có thể tiếp cận và sở hữu được nhà ở nên có thể giải phóng được số nhà ở đang tồn đọng chưa bán được. Song cũng phải thấy rằng doanh nghiệp đã quá phụ thuộc vào nguồn tín dụng từ ngân hàng mà ít chú tâm đến những nguồn vốn huy động khác. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì khi ngân hàng thắt chặt cho vay thì doanh nghiệp lại phải lao đao./.