TP quyết tâm vượt khó để bình ổn giá cả hàng hóa suốt năm 2010

(VOH) - Từ giữa tháng 3/2010 đã kết thúc thời gian TP giao cho 13 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường 8 nhóm hàng hóa thiết yếu trước - trong và sau tết nguyên đán. Tháng 3 cũng là thời điểm “nóng” khi hàng loạt các mặt hàng trọng yếu như: xăng, gas, điện, nước,… được điều chỉnh tăng.

Nếu có một cuộc khảo sát mini về vấn đề được quan tâm nhất hiện nay thì có lẽ vấn đề về giá cả thị trường sẽ được quan tâm nhiều nhất từ mọi giới.

 TP.HCM bình ổn giá thông qua hệ thống siêu thị và hỗ trợ nhà sản xuất- Ảnh:TN

Trong tâm lý e ngại cho mặt bằng giá mới thiết lập từ cuối quý 1/2010 trở đi, với mức giá tháng sau luôn cao hơn giá giá tháng trước, các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ trên địa bàn TP tiếp tục kiềm giữ giá ở mức có thể. Kéo dài từ nay đến cuối tháng 3 - đầu tháng 4, các hệ thống phân phối tiếp tục kiềm giữ giá các mặt hàng thiết yếu thông qua hình thức khuyến mãi để giảm áp lực tâm lý giá tăng trong dân như: Saigon Co.op đã chủ động liên kết với nhà cung cấp thực hiện giảm 7% - 15% giá nhiều mặt hàng thiết yếu tại hệ thống Co.opMart. Đối với các loại thực phẩm mang nhãn hàng riêng Co.opMart như mì tôm, thực phẩm chế biến, gạo và công nghệ phẩm, giá bán giảm khoảng 10%. Tương tự, hệ thống siêu thị Big C thực hiện song song cùng lúc 2 chương trình “Tôn vinh vẻ đẹp Việt” lần 3 và “Giá rẻ chưa từng thấy” với nhiều mặt hàng có mức giảm đến 50% cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.


Nhìn nhận để có những đánh giá kịp thời trước những biến động liên tục về giá từ nhiều năm nay, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thì biến động này được ví von như sống chung với bão giá là điều không thể tránh khỏi và đang là vấn đề lãnh đạo TP đặt ra.
Thành công từ chương trình bình ổn thị trường Tết Canh Dần vừa qua xem như tròn bảy năm TP thực hiện chương trình bình ổn giá dịp tết nguyên đán. Bền bỉ thực hiện theo thời gian, cứ tết đến, người tiêu dùng TP quen dần với việc đến một trong số hơn 1.500 điểm bán hàng có treo băng rôn tham gia bình ổn thị trường để mua hàng ổn định về giá cả và đảm bảo về chất lượng. Nhận thấy sức mạnh an sinh xã hội trong của chương trình bình ổn thị trường, nhất là những dịp dự báo sẽ nóng sốt về giá cả, các địa phương khác trên cả nước triển khai thực hiện theo mô hình TP đang làm. Chính từ những bài học kinh nghiệm trong công tác bình ổn giá vừa qua, lãnh đạo TP nêu quyết tâm chủ động bình ổn giá cả hàng hóa của các mặt hàng thiết yếu trong suốt năm 2010. Để quyết tâm này trở thành hiện thực, còn rất nhiều vấn đề TP phải tháo gỡ cho doanh nghiệp ngay từ bây giờ. Mối quan tâm nhiều nhất của các doanh nghiệp chính là vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo “chân hàng”, tức là vấn đề nuôi trồng và sản xuất từ gốc để có được những mặt hàng đảm bảo ổn định về chất lượng, kiểm soát được giá cả và lượng hàng. Là doanh nghiệp sản xuất tham gia chương trình bình ổn giá, ông Phạm Văn Minh, GĐ Công ty Phú An Sinh kiến nghị:

Ở góc độ là nhà phân phối, cùng trăn trở trong việc tìm giải pháp giữ bình ổn giá cả suốt năm bà Bùi Hạnh Thu, phó tổng GĐ Saigon Co.op chia sẻ:
Quyết tâm chủ động bình ổn giá cả hàng hóa suốt năm còn thể hiện ở việc TP đã và đang xây dựng Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu bình ổn thị trường TP.HCM đến năm 2015, phục vụ cung cầu bình ổn thị trường và phục vụ người dân quanh năm. Tám nhóm mặt hàng thiết yếu được đưa vào đề án do TP chủ động điều tiết bao gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, trứng gia cầm và sữa. Các mặt hàng thiết yếu khác do Trung ương quản lý, TP.HCM sẽ phối hợp để đảm bảo cung cầu hàng hóa cho người dân như xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, muối, sữa, cước vận chuyển hành khách…

Nếu thực hiện được việc bình ổn giá suốt cả năm, không phân biệt ngày lễ tết thì xem như không còn tình trạng tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn đời sống người dân, góp phần trong an sinh xã hội. Điều này khó chứ không dễ thực hiện. Phó giáo sư tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia băn khoăn về tính khả thi khi TP thực hiện bình ổn giá suốt năm:
Vẫn biết là khó thực hiện bình ổn giá cả suốt năm bởi TP đang “hy sinh” quá lớn khi mang trên vai trách nhiệm bình ổn giá đối với người dân TP như vấn đề mà Phó giáo sư tiến sĩ Trần Hoàng Ngân vừa đặt ra. Sự hy sinh của TP còn nằm ở tính lan tỏa ra các địa phương khác trên cả nước khi chương trình bình ổn giá đã vượt ra ngoài TP.HCM. Nhưng một khi TP quyết tâm chủ động thực hiện thì doanh nghiệp chủ lực phải cùng TP hợp lực vượt qua khó khăn. Người dân TP đang đặt niềm tin vào quyết tâm của TP. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP cho biết cách mà TP chỉ đạo các sở ngành và doanh nghiệp thực hiện:

Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu bình ổn thị trường TP.HCM đến năm 2015 là cơ sở để TP quyết tâm bình ổn giá trong suốt năm 2010 được xem là góp thêm giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, thể hiện vai trò của TP trong việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân.
 

Xuân Đào