Xăng dầu tăng giá: Doanh nghiệp phải tự điều chỉnh sản xuất để thích nghi

(VOH) - Thông thường ngay thời điểm trước tết, hàng hóa, vật chất thường tăng giá và “nhiệt độ” này giảm dần ở những tháng sau tết, tức là khoản quý I của năm.

Tuy nhiên, sau tết canh dần năm 2010, sự chờ đợi hạ nhiệt giá cả của hàng hóa vật chất của người dân và ngay cả doanh nghiệp, lại không như mong đợi mà còn phải chuẩn bị thích nghi cho đợt tăng giá mới, khi có thông tin đầu tháng 3, giá điện, nước, xăng dầu tăng lên …

Theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường, điện, nước, xăng dầu tăng lên...tác động rất lớn đến vấn đề sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tính lại chi phí đầu vào để bình ổn sản xuất mà vẫn giữ vững thị phần, đây thực sự là một bài toán khó đối với doanh nghiệp. Hiện nay, cách thông thường là tăng giá cho sản phẩm đầu ra….tất nhiên gánh nặng cuối cùng vẫn là người tiêu dùng. Ông Trương Hữu Do, giám đốc công ty in Gia Tuấn, cho biết “ Việc tăng giá xăng dầu, điện, nước chắc chắn sẽ tác động nhiều đến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp đã chuẩn bị tính toán, kiểm soát lại chi phí đầu vào để ổn định doanh số, mặc khác tinh giảm bớt nhân sự ở những khâu không cần thiết, đồng thời hỗ trợ thêm mức thu nhập cho những nhân sự ở lại”. ông do cho biết thêm:

Nằm trong nỗi lo chung của doanh nghiệp sản xuất, ông Nguyễn Văn Thu - giám đốc công ty TNHH giấy Thiên Trí cho biết, nếu những ngành hàng thiết yếu tăng giá chắc chắc sản phẩm đầu ra cũng tăng theo, mặc dù doanh thu công ty tăng nhưng lợi nhuận vẫn không thay đổi vì phải chi trả nhiều thứ, đặc biệt là phải điều chỉnh mức lương cho người lao động theo giá thị trường để giữ chân người lao động, ông Thu cho biết thêm, hiện nay vấn đề tăng giá cũng chưa tác động nhiều đến doanh nghiệp của mình, do có sự chuẩn bị trước và có dư lượng hàng tồn kho để giải quyết cho bài toán này, hơn nữa giá điện chiếm khoảng 10% trong chi phí sản xuất, do đó khả năng giá thành sản phẩm của công ty sẽ tăng khoảng 5%”. Ông Thu nói:

Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, nhà nước cần phải quản lý và bình ổn giá xăng dầu trong một thời gian dài, nếu có thì nên thay đồi theo biến động của của thị trường chung trên thế giới. không ít doanh nghiệp bức xúc cho rằng “ trong hoạt động kinh doanh mà giá cả ổn định thì kinh doanh dễ dàng, giúp cho doanh nghiệp có thời gian để ngồi tính toán phương án khác như: đầu tư tính toán lại giá cả, ổn định tay nghề…nhưng giá cả tăng như hiện nay thì hầu như doanh nghiệp chỉ đối phó là nhiều hơn, không thể đề ra những chiến lược dài hạn”. Ông Nguyễn Văn Hữu - Chủ tịch HĐQT, công ty cổ phần in LARICO, cho rằng giá nhiên liệu tăng, thì chí phí đầu vào của ngành cũng sẽ tăng và giá thành sản phẩm cũng phải tăng chứ không thể giữ mức cũ, công ty cũng dự kiến tăng từ 7 đến 10% giá thành sản phẩm. Tuy nhiên công ty vẫn gặp những cái khó. Ông Hữu cho biết:

Qua suy nghĩ của những doanh nghiệp trên, cho thấy, việc tăng giá giá xăng dầu, điện, nước….có lẻ là điệp khúc quá quen thuộc đối với doanh nghiệp và người dân. Không quen thuộc sao được, khi việc điều chỉnh giá xăng, dầu điện, nước…cứ thay đổi liên tục. Nếu như vào tháng 7/ năm 2008, giá xăng tăng 31% là một cú sốc đối với kinh tế trong nước, thì thời điểm tháng 4/2009 đến tháng 11/2009 ( trong vòng 7 tháng ) ngành xăng dầu có đến 9 lần điều chỉnh giá ( trong đó có đế 8 lần tăng và chỉ duy nhất 1 lần giảm, khi giá dầu thô thế giới giảm ở mức thấp nhất ). Thậm chí có lúc người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp “thờ ơ” với thông tin giá xăng, dầu, điện chuẩn bị tăng.

Người tiêu dùng và doanh nghiệp luôn hiểu rằng, bất kì việc kinh doanh nào doanh nghiệp cũng đều muốn đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình. Nhưng đôi khi có doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu độc quyền, đặt lợi ích cá nhân của mình cao hơn lợi ích quốc gia. Trong khi đó những doanh nghiệp “phụ thuộc” Và người dân là người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu mức giá đó.

Trung Nam