Nhạc sĩ, Nhà văn Vũ Đức Sao Biển (ảnh: PNO) |
* Thưa ông, là người đa tài, vừa sang tác nhạc, nghiên cứu văn học, biên khảo, thế nhưng trong một chương trình giao lưu trên sóng của Đài ông tâm sự rằng, lĩnh vực mà ông muốn dành tâm huyết nhất đó là âm nhạc. Ông nhận xét như thế nào về nghề viết văn của mình?
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Viết văn là một cách sống với cuộc sống. Thực sự, văn chương của tôi nằm giữa văn chương sáng tác và văn chương báo chí. Vĩnh biệt Thốt Nốt hay Thỏ thẻ cùng hoa hậu, Bản báo cáo biết bay là những tiểu phẩm đã được đăng trên báo. Sau đó được chọn để in lại thành sách. Có những tác phẩm mình dịch thuật như bộ Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung, có những tác phẩm mình khảo cứu về văn hóa Trung Hoa, có nhưng quyển mình đặt cả tâm tình vào đó để mình viết như tập truyện dài Sông lạc đường về.
* Ông cũng có rất nhiều cuốn sách mổ xẻ về các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Kim Dung. Nhân đây, ông có thể chia sẻ với thính giả nghe Đài biết, ông đã tiếp xúc với tiểu thuyết này từ khi nào và nó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mình?
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Năm 1964 khi học đệ tam tôi đã xem các tiểu thuyết của Kim Dung. Hồi đó tôi đi thuê sách để đọc và ở tuổi trung học, tôi chọn ban văn chương (ban C). May mắn là từ nhỏ tôi có học trước một chút chữ Hán với cha và người bác nên cũng võ vẽ biết được một vài khái niệm trong Hán Văn. Thì đọc tiểu thuyết của Kim Dung lúc đó thí dụ bộ Tiểu anh hùng Hồ Phỉ, hay bộ Bạch mã khiếu Tây Phong tôi thích lắm. Tôi nghĩ rằng Kim Dung là một nhân vật lớn trong văn học Trung Quốc. Với 12 bộ tiểu thuyết, 5 đoản thuyên Kim Dung có thể nói là người viết nhiều, viết khỏe và viết sâu sắc nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại. Khi đi làm báo tôi viết bộ “Kim Dung giữa đời tôi, gồm có 6 quyển được NXB Trẻ in đầy đủ và sau đó chuyển thành “Kim Dung toàn tập”. Từ những tiểu thuyết này người ta có thể sống, có thể học để làm người.
* Nhân đây, ông có thể cho biết nhận định của mình về văn hóa đọc sách của độc giả ngày này, đặc biệt là giới trẻ.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Văn hóa đọc sách của chúng ta bây giờ hơi khác văn hóa của thời chúng tôi mới lớn lên. Thời chúng tôi mới lớn lên, phải giở cuốn sách ra đọc những chữ in bằng mực đen trên giấy trắng. Có thể nằm mà đọc, đứng mà đọc, ngồi mà đọc, đi mà đọc. Còn đọc sách bây giờ đã nghiêng về văn hóa nghe nhìn. Người ta giở trang mạng ra mà đọc và cách ghi nhận giờ cũng khác. Thời chúng tôi được các thầy dạy, đọc cái gì hay thì ghi chú ngay vào trong một quyển tập nhỏ nhỏ để dễ nhớ. Đọc sách của các em ngày nay khác hơn, các em đọc, các em lướt nhanh. Ngày nay các em tiếp xúc trực tiếp qua các trang mạng, điều này vừa có cái hay của nó là lượng thông tin rất nhiều nhưng cũng có cái không hay của nó là vốn không đi vào chiều sâu.
* Và người đọc vẫn phải chọn lọc thông tin một cách kỹ càng, đúng không ạ?
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Phải rồi! Việc chọn lọc thông tin kỹ càng thuộc về cái chủ quan của người đọc.
* Nhưng hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng, phong trào văn hóa đọc đối với giới trẻ rất hiếm. Cụ thể như qua Hội sách được tổ chức 2 năm một lần ở TPHCM, quy mô thì lớn nhưng số lượng bạn đọc đến cũng còn ít. Qua đây cũng là nhằm cổ vũ cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ quay lại với văn hóa đọc nhưng mà thực tế điều đó không như mong đợi. Ông nghĩ sao?
Nhạc sĩ Vũ
Đức Sao Biển:
Đúng như bạn nhận xét. Ngày trước
một cuốn sách in trên giấy có màu ngã
sang màu vàng. Kỹ thuật in ấn cũng không cao. Quyển sách nó không đẹp gì hết, nhưng
người ta in 20 ngàn bản, 30 chục ngàn bản/mỗi đầu sách. Còn
ngày nay, với máy móc chạy rất hiện đại nhưng mà chỉ in khoảng 2.000 bản. Dân số
của chúng ta là 90 triệu người
mà bản in chỉ có 2.000 bản sách thì
tính ra tỷ lệ người
đọc sách, hiểu theo lối đọc trên trang giấy cụ thể rất ít. Để bù lại, đọc nào
cũng là đọc cho nên người ta đọc trên trang mạng. Mạng thì
nó phong phú hơn,
tương đối rẻ tiền hơn khi ta bỏ tiền ra mua sách. Vấn đề phương tiện đọc như thế
nào không cần thiết,
vấn đề
cần thiết là cái chủ quan của người đọc đã
ghi nhận được gì từ sách. Tôi thấy ở các trường
Trung học, Đại học, các em học sinh - sinh viên
hiện nay
phần đông là lười đọc
sách.
* Vâng xin cảm ơn ông!