Cách xử lý vết thương để phòng bệnh Uốn ván

VOH - Ngoài biện pháp tiêm vaccine, người dân cần làm gì để phòng ngừa bệnh Uốn ván khi bị thương?

TS. BS. Nguyễn Thị Sơn, Trưởng khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, nhấn mạnh, vi khuẩn Uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, dễ dàng xâm nhập vào các vết thương, phát triển và gây bệnh. Trong khi đó, nhiều người lại có xu hướng chủ quan với vết thương, chỉ xử lý qua loa. 

Cách xử lý vết thương để phòng bệnh Uốn ván 1
Chủ quan với vết thương nhỏ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Uốn ván - Ảnh: Internet

Vì vậy, nếu không may bị thương, chúng ta cần chú ý vệ sinh vết thương thật sạch, loại bỏ các dị vật (như cát, bụi, mảnh sành, gai, đinh…). 

Bên cạnh đó, có thể sát khuẩn bằng dung dịch oxy già. Dung dịch này không chỉ có tác dụng đẩy các vật lạ ra ngoài, mà còn cung cấp oxy, tạo môi trường kháng lại vi khuẩn Uốn ván. 

Sau đó, chúng ta rửa lại bằng xà phòng rồi lau khô.

Tiếp đến, cần băng bó vết thương và thay băng hàng ngày. Lưu ý, khi băng bó vết thương cần băng thoáng, bởi vi khuẩn Uốn ván phát triển mạnh trong môi trường yếm khí.

Cuối cùng, hãy đến ngay bệnh viện để tiêm phòng vaccine Uốn ván. Nếu đã tiêm phòng rồi, còn trong thời gian được bảo vệ, chúng ta cần chăm sóc kỹ vết thương để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lý này. 

Cách xử lý vết thương để phòng bệnh Uốn ván 1

Hãy cùng theo dõi VOH Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.