Cách trồng khoai mì và quy trình chăm sóc để có củ chất lượng

(VOH) – Khoai mì mềm dẻo, thơm ngon đã trở thành món ăn gắn bó với người Việt từ bao đời nay. Và nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách trồng khoai mì ngay tại nhà thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Thời xưa, khoai mì (sắn) từng được coi là loại lương thực “cứu đói”, thường được ăn thay thế cơm. Thế nhưng cho tới nay loại củ này còn được dùng làm nguyên liệu phổ biến của khá nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo. 

1. Cách trồng khoai mì tại nhà

Cách trồng khoai mì không quá khó, tuy nhiên đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì chăm sóc thì cây mới cho năng suất cao. Chính vì vậy, dưới đây là một số công đoạn bạn cần thực hiện:

1.1 Chọn giống khoai mì

Thực tế chọn giống khoai mì chính là chọn hom khoai mì – phần giữa của thân cây khoai mì giống. Hom khoai mì phải đảm bảo dài khoảng 15 – 20 cm, có 6 – 8 mắt mầm. Để chọn được hom khoai mì chất lượng, cần chú ý lựa cây giống khỏe mạnh, đạt 6 tháng tuổi trở lên. 

cach-trong-khoai-mi-va-quy-trinh-cham-soc-de-co-cu-chat-luong-voh-0
Chọn giống khoai mì chính là công đoạn chọn hom khoai mì, chú ý chọn hom dài khoảng 15 - 20 cm, có từ 6 - 8 mắt mầm (Nguồn: Internet) 

1.2 Lựa chọn vật chứa

Thành phẩm của cây khoai mì sẽ là phần củ dưới lòng đất, do đó khi tiến hành trồng tại nhà (trong điều kiện không có sân vườn rộng) bạn nên chọn vật chứa có độ sâu lớn hơn 0.5m. Có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa hoặc bao tải, song phía dưới đáy đừng quên đục lỗ thoát khí và nước nhé. 

1.3 Chọn đất trồng khoai mì

Đất trồng quyết định phần lớn chất lượng của củ khoai mì, vì vậy bạn cần tìm hiểu và chọn đất trồng phù hợp với đặc tính của cây. Theo đó, khoai mì sẽ sinh trưởng tốt nếu được trồng trong đất thịt nhẹ, cát pha và giàu mùn. 

Trước khi bắt đầu cấy hom khoảng 15 – 20 ngày, hãy tiến hành xử lý đất bằng cách bón lót với vôi rồi phơi ải. 

1.4 Kỹ thuật trồng khoai mì

Khi vùi hom khoai mì xuống lòng đất, cần chú ý hướng mọc của mắt hom, đảm bảo phải hướng lên trên mới có thể thu hoạch củ. Lúc này, giâm hom khoai mì sâu xuống đất khoảng 7-  10 cm, nghiêng tạo thành góc 45 độ. 

Lưu ý khoảng cách giữa các hom khoai mì nên đạt từ 1 – 2m nhằm đảo cây phát triển tốt nhất. 

Xem thêm: Dân văn phòng thi nhau trồng cây khoai lang trong nước, thì ra cách trồng lại dễ thế này!

1.5 Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng

Khoai mì thuộc loại cây lương thực chịu hạn và nóng khá tốt, với điều kiện nhiệt độ từ 23 – 27 độ C. Đặc biệt, khoai mì thuộc nhóm cây ưa sáng, thích hợp với chu kì chiếu sáng dao động từ 8 – 10 giờ một ngày. 

2. Cách chăm sóc cây khoai mì

Cũng giống như canh trồng bất cứ loại cây nào, khi trồng cây khoai mì bạn hãy thực hiện 2 công đoạn chăm sóc cơ bản là tưới nước và bón phân. 

2.1 Tưới nước

Trong 20 ngày đầu kể từ khi giâm hom khoai mì, duy trì mỗi ngày tưới nước 1 lần. Sau đó, để tránh cây bị ngập úng, một tuần chỉ cần tưới 1 lần. 

Cách trồng khoai mì và quy trình chăm sóc để có củ chất lượng 2
Khoai mì là giống cây chịu hạn và chịu nóng, tuy nhiên vẫn cần duy trì tưới nước để cây phát triển tốt nhất (Nguồn: Internet) 

2.2 Bón phân

Thời gian đầu, nhất là giai đoạn 30 ngày sau khi giâm hom khoai mì, hãy chuẩn bị bón phần lần đầu, sau đó, trung bình 1 tháng bạn bón phân 1 lần cho cây. Tốt nhất nên tận dụng các loại phân hữu cơ như phân gà, phân trùn quế hoặc phân bò.

Bên cạnh việc bón phân, hãy nhớ cắt tỉa bớt lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ. 

3. Thu hoạch và bảo quản củ khoai mì

Có thể nói cây khoai mì cho thu hoạch củ khá sớm, chỉ sau khoảng 60 ngày kể từ khi giâm hom. Trong quá trình nhổ củ, hạn chế làm xây xát hay dập lớp vỏ bên ngoài, sau đó đem bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. 

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi có kế hoạch tự trồng cây khoai mì tại nhà nhé.