25 địa phương chưa hoàn thiện đề án sáp nhập huyện, xã

VOH - Theo dự thảo báo cáo mới nhất của Bộ Nội vụ, trong giai đoạn 2023 - 2025, cả nước dự kiến sáp nhập 49 huyện, 1.247 xã. Dự kiến giảm 13 huyện, 624 xã.

Bộ Nội vụ cho biết với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Bộ đã chủ động đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thiện Đề án “Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.”

Đến nay, 53 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thiện phương án tổng thể.

Cấp huyện thực hiện sắp xếp 49 đơn vị, bao gồm 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 40 đơn vị khuyến khích và liền kề, sau sắp xếp dự kiến giảm 12 đơn vị.

Cấp xã thực hiện sắp xếp 1.247 đơn vị, bao gồm 745 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 502 đơn vị khuyến khích và liền kề, sau sắp xếp dự kiến giảm 624 đơn vị.

sap-nhap-huyen-xa
Đến 2025, cả nước sẽ sáp nhập 49 huyện, 1.247 xã

Tính đến hết tháng 6, Bộ Nội vụ nhận được 28/53 hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Bộ chủ trì tổ chức thẩm định, hoàn thiện trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Đề án của 5 tỉnh là Nam Định, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Ninh Thuận.

Có 9 địa phương đang hoàn thiện Đề án sau thẩm định: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Hải Dương, Quảng Trị, Cà Mau, Yên Bái, Bình Định, Tiền Giang.

14 địa phương đang hoàn thiện hồ sơ để tổ chức thẩm định, trong đó đã tổ chức khảo sát Lào Cai, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ninh;

11 địa phương đang hoàn thiện hồ sơ là Thái Bình, Hà Nội, Điện Biên, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Hưng Yên, Bến Tre, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Khánh Hòa.

Còn lại 25 tỉnh, thành phố đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án.

Bộ Nội vụ đã tham mưu Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, trên cơ sở đó chủ động, phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Xây dựng để xây dựng văn bản trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương về các quy định của pháp luật liên quan đến phân loại đô thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính, kinh phí.

Bộ Nội vụ cũng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang; quyết định công nhận số lượng, chất lượng hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp các tỉnh Bình Thuận, Sơn La, Bắc Giang.

Bình luận