Chờ...

7,7% cặp vợ chồng vô sinh trong độ tuổi sinh sản

(VOH) - Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM vừa tổ chức Chương trình đào tạo y khoa liên tục chuyên đề ‘Tư vấn di truyền hỗ trợ sinh sản 2019”.

Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 200 đại biểu, chuyên gia về sản khoa, các nhà phôi học trong và ngoài nước.

7,7% cặp vợ chồng vô sinh trong độ tuổi sinh sản

ThS BS. Mai Công Minh Tâm - BV Phụ sản Âu Cơ báo cáo tại hội nghị.

Nội dung các bài báo cáo tập trung vào việc cập nhật thông tin về các phương pháp ứng dụng phân tích di truyền trong hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam như tổng quan về hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam, giới hạn và hướng tối ưu cho công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, ứng dụng xét nghiệm di truyền trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, PGT: xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ hiện tại và tương lai, các vấn đề về NIPT - phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh trong độ tuổi sinh sản, hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp phải các vấn đề vô sinh, hiếm muộn.

Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm là số lượng trẻ mắc các bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh ở nước ta. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, trong đó có khoảng 1.400 đến 1.800 trẻ mắc hội chứng Down, 200 đến 250 trẻ mắc hội chứng EdWards, từ 1.000 đến 1.500 trẻ bị di tật ống thần kinh, 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia.

Với thực trạng trên, việc ứng dụng phân tích di truyền trong điều trị vô sinh, hiếm muộn đã mang lại nhiều tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, giúp sàng lọc, chẩn đoán các hội chứng di truyền trước sinh.