Ấm lòng quân dân Trường Sa

(VOH) - 50 gương mặt cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu đang công tác tại huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã có mặt trong buổi giao lưu ấm áp, thân tình vào chiều 3/12, tại Hội trường TPHCM, do UBMTTQ TPHCM tổ chức.
Nhà giàn DK1. Ảnh: TTXVN

Có mặt trong buổi gặp gỡ hôm nay là các cán bộ, chiến sĩ ưu tú đã được lựa chọn, bình xét từ lực lượng chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa và Nhà giàn DK1. Đại tá Dương Công Khế - Phó Chính ủy vùng 2 Hải Quân chia sẻ, đợt lựa chọn, bình xét này được triển khai thành một đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong toàn đơn vị. Chuyến thăm và giao lưu TPHCM hôm nay như một món quà tinh thần, để khích lệ, động viên chiến sĩ, giúp vơi đi nỗi nhớ nhà, vượt qua những khó khăn, gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Ai từng ra nhà giàn DK1 hẳn sẽ biết, đó là thềm lục địa của Tổ quốc mà không phải ai cũng có dịp đặt chân đến. Có những người từ đất liền ra thăm Trường Sa, nhưng vì sợ sóng to, gió lớn và sợ phải di chuyển lên bằng thang dây kéo hơn 30 mét mới chạm chân đến được nhà giàn nên không dám thử sức. Bà Thân Thị Thư - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, người từng ra Trường sa 2 lần, chia sẻ:



Trong 24 năm, đã có 4 nhà giàn đổ, 1 tàu chìm, 13 cán bộ chiến sĩ Nhà giàn đã hy sinh giữa lòng biển khơi. Trong khó khăn, gian khổ và đầy hiểm nguy đó, nhân dân cả nước, và đặc biệt là TPHCM luôn chia sẻ, sát cánh cùng những cán bộ chiến sĩ Nhà giàn, là hậu phương vững vàng để hỗ trợ, tiếp lửa, tiếp sức cho các cán bộ chiến sĩ có đủ nghị lực để kiên trì bám giữ vùng biển phía Nam của Tổ quốc. Đã có 100% chiến sĩ xác định, bảo vệ Tổ quốc, bám biển là nhiệm vụ thiêng liêng và sẵn sàng hy sinh để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ ấy. Đại Tá Dương Công Khế, nói:



Cùng với những cán bộ chiến sĩ Nhà giàn đang ngày đêm chốt giữ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, đồng chí Võ Trung, chính trị viên Nhà giàn DK1 bày tỏ:



Các chiến sĩ Nhà giàn DK1 đóng quân ở vị trí chịu ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đây cũng là vùng trọng điểm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nên việc bảo vệ, giữ gìn vùng trời, vùng biển này là nhiệm vụ cao cả và hết sức nặng nề. Giờ đây, trên Nhà giàn đã có hệ thống điện bằng năng lượng sạch, mạng điện thoại di động được phủ sóng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là của nhân dân TPHCM đối với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.
Còn với đời sống các chiến sĩ ở trên đảo, đồng chí Phạm Quốc Hùng, Chính trị viên của đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa cho biết, đảo Đá Lớn nằm phía Bắc của Trường Sa, tính từ Cam Ranh ra đảo gần nhất là khoảng 340 hải lý. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, xây dựng kiên cố, vững chắc nhiều công trình về dân sự và quốc phòng, đảm bảo tương đối tốt đời sống anh em. Nhớ lại trước đây, nước ngọt là nỗi lo của các chiến sĩ. Mùa khô hạn, một ngày mỗi người chỉ được sử dụng 5 lít nước cho mọi sinh hoạt, nhưng giờ đã được hỗ trợ 20 lít.




Xúc động trước những chia sẻ của các cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, bà Võ Thị Dung, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM nói:



Các cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã đánh đổi bằng xương máu, sự hy sinh vượt lên mọi khó khăn để giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Buổi giao lưu, gặp gỡ 50 gương mặt cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu đang công tác tại huyện đảo Trường Sa tuy ngắn ngủi, nhưng giúp người dân TPHCM hiểu thêm về cuộc sống, tình cảm và tinh thần dũng cảm, kiên cường của quân và dân huyện đảo. Và chắc chắn, những tình cảm thương yêu, tấm lòng hướng về biển đảo của người dân TPHCM sẽ được tô đậm thêm sau cuộc gặp gỡ ý nghĩa này./.