Bệnh nhận và người nhà đang chờ đợi đến lượt khám ở BV Nhi đồng 1. |
Thống kê cho thấy tại khu khám ngoại trú, có sự gia tăng với các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhiều nhất là viêm mũi họng, viêm hô hấp trên, nhóm bệnh này chiếm từ 60 đến 70% bệnh nhi đến khám. Nắng nóng không chỉ khiến trẻ con mệt nhoài mà người lớn cũng muốn đổ bệnh. Trẻ nhỏ và người lớn tuổi là 2 đối tượng chịu ảnh hưởng sức khỏe nhiều nhất trong thời tiết nóng bức khó chịu này.
Khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ có khoảng 80 giường nhưng lúc nào số bệnh nhi nằm cũng vượt cao nhiều lần. Chiều 4/5, theo chúng tôi ghi nhận tại đây có khoảng gần 150 bệnh nhi trong khi giường bệnh không đủ nên bệnh nhi cũng phải đành chịu nằm hành lang, nằm ghép …. Bác sĩ Trần Anh Tuấn - trưởng khoa hô hấp - bệnh viện Nhi đồng 1 đánh giá:
Bên cạnh các bệnh lý hô hấp, bệnh đường tiêu hóa ở trẻ cũng gia tăng lưu ý là tiêu chảy nhiễm trùng hay trẻ bị đau bụng, đi ngoài. Khoa tiêu hóa của bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 lượng bệnh nhi nội trú đều trên 100 bệnh nhi. Nắng nóng, bệnh đường tiêu hóa tăng, đó cũng là nhận định của bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng - phó khoa tiêu hóa - bệnh viện Nhân dân 115:
Từ tháng 4 đến tháng 6 cũng là mùa của bệnh thủy đậu. Việc chăm sóc và giữ gìn vệ sinh trong thời tiết nắng nóng không tốt sẽ gây nhiễm trùng da cho trẻ nhất là ở những vùng da có bóng nước. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm - bệnh viện Nhi đồng 1 lưu ý trong chăm sóc trẻ bị thủy đậu:
Nắng quá nóng nên người dân có xu hướng sử dụng vật dụng giải nhiệt như quạt máy, máy lạnh. Tuy vậy, nếu dùng không đúng cách thì nó sẽ gây hại cho sức khỏe . Bác sĩ Trần Anh Tuấn khuyến cáo:
Cẩn thận với những cơn say nắng, phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ cũng như bệnh lý đường tiêu hóa là những thông điệp cần thiết mà ngành y tế gởi đến cộng đồng trong mùa nóng. Biết cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe đúng phương pháp sẽ giúp cho chúng ta vượt qua mùa nắng nóng một cách an toàn.