Chờ...

Bệnh viện quá tải vì tay chân miệng và sốt xuất huyết

(VOH) - Những ngày này, nếu có mặt tại khoa nhiễm và khoa sốt xuất huyết ở 2 bệnh viện Nhi của TP là nhi đồng 1 và nhi đồng 2, rất dễ dàng cảm nhận một không khí hết sức ngột ngạt, căng thẳng vì tình trạng quá tải trầm trọng.
Điều trị trẻ bị bệnh tay chân miệng tại bệnh viên Nhi đồng 1.

Có mặt tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 chiều 30/6 chúng tôi nhận thấy bệnh nhi ở đây tăng vọt một cách bất thường, bệnh nhi cùng người nhà nằm tràn lan ra hành lang, chật cả lối đi. Người nhà một bệnh nhi cho biết, trong phòng giờ chật chội khủng khiếp, 1 giường phải là 5, 6 bệnh nhi nên ra đây nằm cho đỡ ngột ngạt.. Bé Duy Phát nhà ở quận 12 cũng phải nằm hành lang điều trị bệnh tay chân miệng vì trong phòng quá chật chội, mẹ bé cho biết:

Khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 hiện có từ 130 - đến 140 bệnh nhi điều trị tay chân miệng, lúc cao điểm trong tháng 6 vừa qua có khi lên đến 200 bệnh nhi. Phải nói là chưa khi nào, bệnh tay chân miệng lại tăng nhanh, bệnh quá nhiều như năm nay. Ngoài nhi đồng 1 thì tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 2, những ngày này cũng dao động từ 170 đến 180 bệnh nhi điều trị nội trú với bệnh lý này. Không quá tải trầm trọng như khoa nhiễm nhưng khoa sốt xuất huyết cũng vào mùa và khoa sốt xuất huyết bắt đầu tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi, cũng có bệnh nhi nằm hành lang, vì trong các phòng bệnh cũng quá đông, nằm chật kín.. Điều khác lạ là năm nay, trẻ nhũ nhi mắc sốt xuất huyết ngày càng nhiều. Trẻ mới 2 tháng tuổi, 3 hoặc 4 tháng tuổi cũng đã mắc sốt xuất huyết. Một phụ huynh ngụ quận 8 có con mới 4 tháng tuổi bị sốt xuất huyết cho biết:

Thật khó tưởng tượng hiện nay, tại 2 bệnh viện Nhi này, trẻ bị tay chân miệng và sốt xuất huyết quá nhiều, nhất là tay chân miệng. Hai dịch bệnh đang diễn ra cùng lúc khiến cho cả bệnh nhi và thầy thuốc đều mệt mỏi, căng thẳng. Nếu quan sát, dễ dàng cảm nhận một không khí căng thẳng, ngột ngạt bao trùm cả 2 khoa này.
Như vậy, khó khăn trong thời điểm này là cùng lúc phải vừa chống sốt xuất huyết trong khi tay chân miệng chưa có dấu hiệu giảm xuống. Một lúc đối phó cùng 2 dịch bệnh là áp lực không riêng cho ngành y tế mà ngay cả nhân viên y tế, các bác sĩ cũng căng thẳng, quá tải công việc. Để phòng chống bệnh này hữu hiệu, bác sĩ Trương Hữu Khanh  - trưởng khoa nhiễm  - bệnh viện Nhi đồng 1  - đã gởi thông điệp hết sức cần thiết đến người dân như sau:
Phó giám đốc sở y tế TP tiến sĩ.bác sĩ Lê Trường Giang cũng đã có ý kiến:

Rõ ràng theo như nhận định của bác sĩ chuyên khoa và đại diện ngành y tế thì còn rất nhiều gia đình có trẻ nhỏ lơ là , chưa ý thức trong việc thực hiện nghiêm túc những khuyến cáo của ngành trong vệ sinh hằng ngày và khử khuẩn… Đến khi con trẻ đổ bệnh, nhận thức được thì sự việc quá muộn màng… Vì thế nên, ngay từ bây giờ việc phòng bệnh tại những gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi phải được đặt lên hàng đầu.