Dự thảo Luật Lưu trữ gồm 6 chương, 44 điều, được xây dựng nhằm tăng cường quản lý các hoạt động về thu thập, bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động lưu trữ phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn bảo đảm quản lý tốt, có hiệu quả hoạt động lưu trữ. Góp ý cho dự thảo Luật này, nhiều đại biểu cho rằng:
Các điều chỉnh mới của Luật sẽ có tác động tích cực đến nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các quy định pháp luật về lưu trữ; là bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách thủ tục công khai tài liệu lưu trữ hạn chế sử dụng; tác động đến nhận thức của xã hội về vai trò công tác lưu trữ và giá trị của tài liệu lưu trữ. Cũng có ý kiến cho rằng việc ban hành bộ Luật này sẽ góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội đối với công tác lưu trữ; tiếp tục khẳng định tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu của quốc gia, phải được quản lý thống nhất để khai thác, sử dụng lâu dài và phát huy giá trị trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiều đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, giải trình kỹ hơn một số vấn đề như về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, quan hệ giữa Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam, giữa cơ quan lưu trữ của Đảng và cơ quan lưu trữ của Nhà nước; tổ chức lưu trữ lịch sử,... Đại biểu Trần Tiến Dũng-Đoàn Hà Tĩnh, cho rằng những tài liệu lưu trữ quốc gia cần được quản lý thống nhất tại Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. Hiện nay, tài liệu lưu trữ còn rất phân tán, cần có giải pháp để quản lý tập trung thống nhất. Đây là vấn đề quan trọng, chi phối toàn bộ nội dung của Pháp lệnh hiện hành và dự thảo Luật Lưu trữ, đồng thời, để thống nhất quản lý nhà nước về lưu trữ thì phải có các quy định thống nhất về nghiệp vụ lưu trữ. Đại biểu Trần Tiến Dũng, nêu thêm một số đóng góp cho dự thảo Luật này:
Nhiều đại biểu tán thành với đề xuất của Chính phủ, không tổ chức lưu trữ lịch sử ở cấp huyện để tập trung nguồn lực cho việc hiện đại hóa, phát triển sự nghiệp lịch sử. Việc tổ chức lưu trữ lịch sử tại Trung ương và cấp tỉnh là hoàn toàn phù hợp với thực tế quản lý lưu trữ quốc gia đồng thời cũng nhằm đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian,... Góp ý thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, cho rằng:
Liên quan đến việc quy định thời gian lưu trữ ở điều 28 của dự thảo Luật, đại biểu Trương Thị Ánh-Đoàn TPHCM, nêu ý kiến:
Có ý kiến đại biểu cho rằng: Hiện nay công tác lưu trữ chưa được xem trọng, mọi người xem chuyện lưu trữ chỉ là việc đem tài liệu cất vào kho. Hiện nay tài liệu lưu trữ chỉ cấp Trung ương, còn các ngành khác không thực hiện. Có một thực trạng, việc lưu trữ đưa vào thì nhiều, nhưng đưa ra công bố rất ít. Góp ý về thời gian giải mật, đại biểu Lê Thanh Bình-Đoàn TPHCM, nói:
Trong phiên làm việc chiều nay, Quốc hội đã nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc, trình bày Tờ trình dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi). Cũng trong phiên làm việc này, Ủy ban tư pháp và Ủy ban kinh tế Quốc hội cũng đã có báo thẩm tra về 2 dự án Luật trên.