Các địa phương ứng phó với bão số 10
Mọi công tác ứng phó với bão số 10 đã được các địa phương khẩn trương triển khai như: kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, neo đậu an toàn, cấm biển tất cả tàu thuyền, phương tiện vận tải, chằng chống nhà cửa, công trình, cho học sinh sinh viên nghỉ học ngày hôm nay,... Các địa phương nằm ngoài vùng nguy hiểm ở Trung Trung bộ, miền Trung và Tây Nguyên cũng khẩn trương chống bão, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ven bờ. Triển khai các lực lượng ứng trực sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu xảy ra.
Tại tỉnh Quảng Trị, công tác ứng phó bão càng khẩn trương hơn vì dự báo là tâm bão. Ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết:
Một thông tin đáng quan ngại là có nhiều hồ chứa ở miền Trung đang trong nguy cơ mất an toàn. Ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, khả năng ảnh hưởng của mưa bão đối với các hồ chứa thủy lợi, thủy điện khi bão vào bờ gây mưa to:
Trước diễn biến của bão gây mưa to ảnh hưởng những hồ chứa, hầu hết các địa phương đã chủ động phòng, chống ứng phó. Các địa phương thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ. Chủ động phòng tránh lũ lụt, nhất là lũ quét và sạt lở đất đá ở vùng núi.
Việc theo dõi diễn biến lượng mưa cũng được lưu ý. Theo nhận định, nếu mưa vượt trên 400mm thì phải tính đến phương án đối phó với lũ lớn có thể xảy ra; đặc biệt quan tâm an toàn các hồ chứa nước, đập thủy điện và giải pháp điều tiết, xả lũ an toàn cho vùng hạ du và an toàn đập. Ông Nguyễn Văn Bài - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết:
Còn tại Quảng Bình, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Ban Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết thêm:

Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã họp triển khai ứng phó với bão số 10, trong đó tập trung kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn. Đề phòng nước biển dâng cao, các huyện ven biển như Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành chủ động kiểm tra, rà soát phương án, sẵn sàng di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đối với một số hồ đập thủy lợi đang có nguy cơ sạt lở, rò rỉ nước, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng cứu, xử lý sự cố để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại và đảm bảo an toàn cho các hồ đập. Sau khi đi kiểm tra thực tế tại các địa phương, ông Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị các địa phương thực hiện tốt phương án 4 tại chỗ trong công tác phòng, chống lụt bão. Ông Đinh Viết Hồng nhấn mạnh:
Tính đến thời điểm này, Bộ đội biên phòng các tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 60.000 phương tiện với trên 300.000 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.