Các tỉnh ven biển từ Phú Yên - Bình Thuận gấp rút chuẩn bị ứng phó bão số 12 đổ bộ

(VOH) - Ngày 3/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã vào Nam Trung Bộ thị sát hiện trường, sau đó chủ trì Hội nghị trực tuyến ứng phó bão số 12 và mưa lũ sau bão.

Chiều nay, lúc 16h, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai triển khai công tác ứng với Bão số 12 tại đầu cầu tỉnh Khánh Hòa.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận sự chủ động, tích cực trong chuẩn bị ứng phó với bão.

Tuy nhiên do đây là cơn bão lớn, lại đổ bộ trực tiếp vào khu vực Nam Trung Bộ, nơi ít phải chống chịu với bão, do đó kinh nghiệm phòng chống bão không nhiều, Phó Thủ tướng yêu cầu phải hết sức cảnh giác. 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, vào hồi 22 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

D báo trong 12 gi ti, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 14-17km, khoảng sáng sớm mai (04/11) bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15. Đến 10 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.

Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3; riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cấp 4.

D báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 04/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,2 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Nam Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Gió mạnh và sóng lớn trên biển: Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý) gió mạnh dần lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ 0,5-1,0m. Sóng vùng tâm bão 6-8m, ven bờ Quảng Ngãi đến Bình Thuận 3-5m.  Ngoài ra, ven biển Nam Bộ đề phòng triều cường cao trong những ngày tới do thủy triều lên cao kết hợp với nước dâng do gió mùa.

Gió mạnh trên đất liền: Từ đêm nay (03/11), trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 10-12, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền (bao gồm cả Nam Tây Nguyên) có gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 11. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Ngày mai, miền Đông Nam Bộ có gió giật cấp 6-8.

Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3; riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cấp 4.

Dự báo mưa lớn: Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa rất to đến đặc biệt to. Diễn biến mưa lớn còn phức tạp và kéo dài, lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.

Cnh báo lũ, lũ quét và st l đất: Từ ngày 4 đến 8/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai sẽ xảy ra một  đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp thuộc các khu vực nêu trên.

Phó Thủ tướng kiểm tra công tác phòng chống bão tại cảng cá Hòn Rớ. Ảnh VGP

TPHCM: Sơ tán 700 người dân xã đảo Thạnh An

Chiều 3/11, lực lượng chức năng huyện Cần Giờ phối hợp cùng xã đảo Thạnh An đã đến từng nhà dân vận động người già, phụ nữ và trẻ em sơ tán 3 điểm trú ẩn là xã đội, trường Tiểu học Thạnh An, trường THCS Thạnh An. 

Sơ tán người dân ở khu vực có nguy cơ cao tại xã Thạnh An, Cần Giờ - Ảnh: Zing

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thạnh An, cho biết xã sơ tán khoảng 700 người dân thuộc khu vực ven sông, sạt lở và có nguy cơ bị ảnh hưởng bão. “Người già, phụ nữ và trẻ em được huy động đến nơi trú ẩn an toàn. Chính quyền đã cử lực lượng hậu cần chăm lo ăn uống, thuốc men cho bà con. Khi có vấn đề khác thì sẽ xử lý theo chỉ đạo của huyện”, ông Tuấn thông tin.

Ninh Thuận: Sơ tán hơn 24.000 dân trước 21h

Tối 3/11, ngay sau khi dự họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống cơn bão số 12 cùng các tỉnh do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã xuống khảo sát cảng cá Đông Hải (TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận). Tại đây, Thứ trưởng đã thăm hỏi ngư dân và yêu cầu chính quyền địa phương cần có biện pháp đảm bảo an toàn người và tài sản cho ngư dân khi bão đổ bộ.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết đến lúc này, công tác ứng phó cơn bão số 12 cơ bản đã hoàn tất, tàu thuyền trong tỉnh đã vào bờ trú ẩn, chỉ còn một chiếc chưa liên lạc được. Hiện tại, có hơn 24.000 hộ dân vùng xung yếu cần được di dời đến nơi an toàn. Theo ông Vĩnh, khi bão ập vào, kèm mưa lớn, gió và thủy triều lên nên các vùng này hết sức nguy hiểm. Tỉnh đã yêu phải sơ tán toàn bộ người dân trước 21h tối nay nhằm đảm bảo an toàn.

Khánh Hoà: Cứu 13 ngư dân trôi dạt trên biển

Cũng trong tối 3/11, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 4 (Nha Trang MRCC) cho biết đơn vì vừa cứu thành công 13 ngư dân trên tàu cá BĐ-98079TS do ông Văn Dũng (28 tuổi, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng bị trôi dạt trên biển. 

Do thời tiết xấu nên toàn bộ 13 thuyền viên đã buộc phải bỏ lại tàu cá, chuyển lên tàu cứu nạn để được đưa vào bờ - Ảnh: Zing