Cần bổ sung quy định đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu vào Luật

(VOH) - Báo cáo trước Quốc hội về dự án Luật đấu giá tài sản trong phiên làm việc sáng nay 4/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: Dự án Luật gồm 8 chương, 77 điều và trong quá trình soạn thảo lấy ý kiến đối với dự án luật, còn 2 vấn đề có ý kiến khác nhau: một là mối quan hệ giữa Luật đấu giá tài sản và các luật khác và hai là về hình thức doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Nghe bài viết:

Trong đó, về mối quan hệ giữa Luật đấu giá tài sản và các luật khác hiện có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật đấu giá tài sản áp dụng chung, thống nhất cho các loại tài sản mà theo quy định của pháp luật được xử lý theo hình thức đấu giá, bao gồm tài sản mà luật nội dung có quy định dẫn chiếu về trình tự, thủ tục đấu giá sang Luật đấu giá tài sản và tài sản mà luật có quy định về trình tự, thủ tục đấu giá riêng. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về trình tự, thủ tục đấu giá của Luật đấu giá tài sản với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật đấu giá tài sản.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước). Ảnh: SGGP

Loại ý kiến thứ hai cho rằng Luật đấu giá tài sản chỉ áp dụng đối với những loại tài sản mà các luật về nội dung có quy định dẫn chiếu về trình tự, thủ tục đấu giá sang pháp luật về đấu giá tài sản như Luật đất đai, Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật thi hành án dân sự,... Đối với tài sản mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục đấu giá riêng như Luật thương mại thì áp dụng theo trình tự, thủ tục đó.

Với quan điểm chỉ đạo của việc xây dựng dự án Luật là xây dựng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản áp dụng thống nhất cho các loại tài sản đấu giá thì việc quy định trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về trình tự, thủ tục đấu giá của Luật đấu giá tài sản với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật đấu giá tài sản là khả thi, phù hợp với thực tiễn hoạt động đấu giá tài sản. Về dự án Luật này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng:

Nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trần Văn Giàu cho rằng việc luật không áp dụng đối với việc đấu giá tài sản nhà nước ở nước ngoài và chứng khoán là phù hợp.

Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban Kinh tế là cần bổ sung quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu vào dự án luật. Bởi thực tế thời gian qua, việc xử lý các khoản nợ xấu chậm, nhất là các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại, có nguyên nhân lớn do vướng mắc từ các văn bản pháp luật. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trần Văn Giàu đề nghị:

Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, hành nghề bán đấu giá tài sản được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Như vậy, việc quy định doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh và không đồng thời kinh doanh các ngành nghề khác được coi là các điều kiện trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản.

Cũng trong phiên làm việc sáng nay, khi góp ý cho dự thảo Luật thống kê (sửa đổi), ý kiến của nhiều đại biểu nhìn nhận: Trải qua 12 năm thực hiện, đến nay ngoài những kết quả đã đạt được, Luật Thống kê 2003 cũng bộc lộ không ít bất cập đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với thực tiễn của kinh tế xã hội. Nhiều mục tiêu đã được đặt ra khi xây dựng Luật Thống kê sửa đổi, nhưng đích đến cuối cùng là chất lượng số liệu phải được nâng lên với các yếu tố: Chính xác, đầy đủ, kịp thời và minh bạch.

Bài toán nâng cao chất lượng số liệu đã được ngành Thống kê đặt ra từ lâu nay và đã thực hiện nhiều giải pháp như: Áp dụng các phương pháp thống kê tiên tiến, hoàn thiện quy trình sản xuất số liệu, áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý, lưu trữ số liệu,...

Tuy nhiên câu chuyện đặt ra là nếu chỉ mình ngành Thống kê giải bài toán chất lượng số liệu là chưa đủ, bởi chất lượng thông tin thống kê phụ thuộc vào sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố: Cung cấp thông tin (cá nhân, đơn vị), sản xuất thông tin (ngành Thống kê) và sử dụng, phổ biến thông tin (người sử dụng thông tin),…