Cần có bước đột phá và tính quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước

(VOH) - Theo khẳng định của Chính phủ, các chỉ số an toàn về nợ công đến năm 2020 vẫn được duy trì trong giới hạn quy định. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về các giải pháp của Chính phủ đưa ra để giải quyết vấn đề này. Đây cũng chính là nội dung được nhiều đại biểu tập trung góp ý tại phiên làm việc tổ ngày hôm nay 22/10.

Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch năm 2016. Cũng như kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2015, ý kiến của các đại biểu đều đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ các bộ, ngành trong quản lý điều hành nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế cao nhất so với các năm của Kế hoạch 5 năm, chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp.

Đại biểu Trần Du Lịch - Đoàn TP.HCM (ảnh minh họa: VOV)

Tuy nhiên theo đại biểu Trần Du Lịch - Đoàn TP.HCM, nếu nhìn vào kế hoạch kinh tế 5 năm (2010 - 2015) thì có rất nhiều mục tiêu chúng ta không đạt như: GDP; bội chi ngân sách nhà nước vào năm cuối của kế hoạch 5 năm, rồi tỉ trọng sản phẩm công nghệ cao trong giá trị công nghiệp cũng không đạt,...Con số là thế, nhưng chẳng thấy Chính phủ phân tích đánh giá cụ thể vì sao các chỉ tiêu nhiệm vụ trên không đạt mà chỉ thấy nói chung chung.

Đại biểu Trần Du Lịch chỉ ra rằng.

Cũng có ý kiến đại biểu tỏ ra băn khoăn về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Việc khai thác dầu vượt kế hoạch trong bối cảnh giá dầu quá thấp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng thấp, giảm cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, các cơ quan quản lý chưa có giải pháp xử lý việc được mùa, mất giá và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Đại biểu Trần Trí Dũng - Đoàn Trà Vinh đề nghị.

Cũng liên quan đến vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, trong các báo cáo KT - XH mà Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này, tuy có đầy đủ nhưng lại chẳng thấy điểm mới, đặc biệt là về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế thời gian tới không thấy được bước đột phá và tính quyết định. Riêng về phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A mà cụ thể là đoạn đi qua tỉnh Quảng Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tỏ ra băn khoăn:

Cũng tại phiên họp này, nhiều ý kiến đại biểu tỏ ra lo ngại về việc nhập siêu trở lại trong năm 2015 sau 3 năm 2012 - 2014 xuất siêu; sự thu hẹp phát triển của doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Vì vậy, các đại biểu kiến nghị cần có giải pháp cụ thể để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và những năm tiếp theo cũng như đề nghị Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là quản lý tốt vấn đề nợ công hiện nay.

Liên quan đến nợ công, đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nêu ý kiến.

Về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015, xây dựng và đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, các đại biểu đồng tình với những đánh giá của Chính phủ về quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia, giảm chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở 16 chỉ tiêu, giảm còn 2 chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Một số ý kiến đề nghị nên phân cấp quản lý, để địa phương tăng tính chủ động thực hiện các Chương trình.