Cần Giờ trên đường phát triển
Trong chiến tranh, địa danh Duyên Hải đã trở nên thân quen với chiến tích Rừng
Sác anh hùng. Ngày nay, Cần Giờ là huyện biển tách biệt với TP.HCM bởi bến phà
Bình Khánh. Tuy nhiên, trên mảnh đất Rừng Sác vừa trù phú, lại vừa thử thách
khắc nghiệt này, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Cần Giờ vẫn bền bỉ xây dựng,
phát triển quê hương.
Trong những năm qua, chỉ có con đường độc đạo Rừng Sác, nhiều xã, ấp bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng Cần Giờ đã hoàn thành tốt nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, diện mạo Rừng Sác đã thay đổi, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đã xanh thắm, trở thành lá phổi tự nhiên khổng lồ của thành phố, cả khu vực và cũng là khu dự trữ sinh quyển thế giới;

Tuyến đường Rừng Sác cùng với những cây cầu mới được xây dựng hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng hơn, đặc biệt là khách du lịch khắp nơi đến nơi này ngày càng tăng dần. Từ điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp so với các quận, huyện khác của thành phố, Đảng bộ Cần Giờ đã lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, tiềm lực sẵn có, cộng với sự hỗ trợ từ thành phố và trung ương, từng bước khôi phục, xây dựng và phát triển Cần Giờ trở thành huyện có kinh tế ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với trọng tâm hướng vào phát triển du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng kinh tế biển, hình thành rõ nét thế mạnh theo cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm - dịch vụ.
Ông Huỳnh Cách Mạng - Thành ủy viên, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết thêm:
Điểm nổi bật của Cần Giờ là chương trình xây dựng nông thôn mới. Là 1 trong 3 chương trình trọng điểm của huyện, từ năm 2010 đến nay, toàn huyện đã có xã Lý Nhơn xây dựng hoàn thành 19/19 tiêu chí. Xã Lý Nhơn đang tập trung xây dựng, giữ vững, nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí đã đạt được nhằm hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn mới một cách bền vững giai đoạn 2013-2015.
Ngoài Lý Nhơn, đến thời điểm này, các xã còn lại đạt từ 4 đến 6 tiêu chí. Đề án xây dựng nông thôn mới các xã đang trình Ban chỉ đạo Chương trình Xây dựng nông thôn mới thành phố thẩm định phê duyệt và triển khai rộng khắp để tiến tới hoàn thành mục tiêu xây dựng Cần Giờ là huyện nông thôn mới trong năm 2015. Từ đề án này đã xuất hiện nhiều điển hình làm ăn hiệu quả, nhiều gia đình cho con ăn học đến nơi đến chốn. Anh Lê Hoàng Huỳnh, hộ dân nuôi dê với hơn 80 con, trong đó 40 con nái cho thu nhập cao ở xã Lý Nhơn chia sẻ:
Các chương trình giảm hộ nghèo, nâng cao mức sống nhân dân được thực hiện bằng nhiều biện pháp như tăng nguồn vốn vay, phát triển các ngành nghề mới với quy mô vừa và nhỏ, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội như: cải thiện môi trường lao động, sinh sống, giải quyết vấn đề nhà ở cũng được triển khai tốt.
Ông Lê Phước Hồng - Chủ tịch UBND xã Lý Nhơn cho biết về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở địa phương:
Điểm nổi bật đáng ghi nhận là lưới điện quốc gia được kéo về huyện vào năm 1990, đến nay, đã có gần 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Đầu năm 2013 vừa qua, nhân dân xã Thạnh An đón nhận niềm vui trọn vẹn khi mơ ước đã trở thành hiện thực khi nguồn điện được phát 24/24 giờ góp phần ổn định đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Trong niềm vui được sử dụng nguồn điện 24 giờ anh Nguyễn Minh Phúc ở xã Thạnh An bày tỏ:
Cần Giờ hôm nay đã thật sự thay da đổi thịt, hình thành một huyện tương đối ổn định về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo, để đến năm 2020 huyện Cần Giờ trở thành huyện giàu về biển, với cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với lợi thế tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, có môi trường xã hội hài hòa, văn minh, hiện đại và là điểm đến của mọi người dân cả nước.