Chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

(VOH) - Ngày 22/3, phiên họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 tiến hành phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. Phiên chất vấn được tổ chức trực tuyến tới tất cả các đoàn đại biểu Quốc hội của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chánh án Trương Hòa Bình (trái) và Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận (ảnh: dantri)

Tại phiên chất vấn sáng ngày 22/3, các đại biểu Quốc hội tại các điểm cầu trong cả nước đã chất vấn ông Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao về có hay không tiêu cực trong chạy án, trách nhiệm của Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán VN đối với tội phạm về tham nhũng. Đại biểu đặt vấn đề: Hiện nay vẫn còn một số địa phương cho hưởng án treo không đúng quy định pháp luật, về việc này, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã xử lý như thế nào? Bà Đào Thị Xuân Lan, đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên nêu ý kiến:


Về vấn đề này, ông Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao giải trình: Đối với những Thẩm phán có tỷ lệ án bị hủy, sửa cao do lỗi chủ quan hoặc cho bị cáo hưởng án treo không đúng quy định pháp Luật thì đều phải kiểm điểm trách nhiệm và tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của sai sót để xem xét áp dụng các hình thức kỷ luật tương xứng. Ông Trương Hòa Bình cũng cho biết, theo đánh giá rà soát trở lại trong thời gian gần đây, số lượng án treo, số bị cáo và số địa phương cho hưởng án treo có chiều hướng gia giảm. Tòa án Nhân dân tối cao đã có văn bản chỉ đạo ráo riết trong 3 năm qua. Hàng năm, đều tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án tại các tòa án địa phương, tập trung những đơn vị có nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử. Ngoài ra, ngành tòa án nhân dân còn duy trì chế độ tự kiểm tra và báo cáo định kỳ với các đơn vị trong toàn ngành về các vấn đề như: Để các vụ án quá hạn Luật định, án tuyên không rõ ràng, phạt tù nhưng cho bị cáo hưởng án treo không đúng quy định.

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về giải pháp khắc phục hạn chế trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, trách nhiệm của một bộ phận Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho biết:


Tại hội nghị trực tuyến phiên chất vấn tại phiên họp thứ 16, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã đặt một vấn đề lớn về việc thực hiện nghị quyết 07 của Quốc hội, Tòa án Nhân dân Tối cao có thực hiện được không? Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng - nêu cụ thể:


Ngoài ra, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng hỏi thêm: Có đảm bảo ra quyết định thi hành án hình sự đúng 100% không? có nâng được tỷ lệ tranh tụng tại phiên tòa không?

Về vấn đề này ông Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đã khẳng định bày tỏ quyết tâm cao nhất để thực hiện nghị quyết 07 của Quốc hội đã đề ra. Theo đó, sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng xét xử, và nếu còn khoản nào chưa đạt thì xin nhận trách nhiệm trước Quốc hội.

Trong gần 4 tiếng đồng hồ, với hơn 25 câu hỏi của các đại biểu tập trung chất vấn Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình xoay quanh những giải pháp khắc phục hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ở Tòa án các địa phương làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác xét xử; Công tác chỉ đạo, hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao đối với Tòa án nhân dân các cấp; Biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế tiêu cực trong công tác xét xử…Theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội thì nhiều vấn đề được đặt ra trong phiên chất vấn sáng 22/3 vẫn chưa được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải trình một cách thuyết phục...


Bên lề phiên chất vấn ngày 22/3, phóng viên Đài TNND TP.HCM đã có cuộc phỏng vấn nhanh ông Đỗ Văn Đương - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.


Chiều cùng ngày, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp trực tuyến với các đoàn đại biểu Quốc hội cả nước, xoay quanh nội dung trọng tâm: chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phạm Vũ Luận.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo”; Chương trình hành động cụ thể để khắc phục tình trạng “dạy thêm, học thêm” tràn lan và “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục; giải pháp khắc phục tình hình sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, hoặc làm việc trái chuyên ngành được đào tạo; chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu của đơn vị tuyển dụng; tình trạng gia tăng bạo lực học đường và các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục… Đại biểu Ngô Văn Minh - Ủy ban Pháp luật Quốc hội nêu một số câu hỏi nóng liên quan đến vấn đề đào tạo Đại học:



Trả lời các câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết:


Đề cập đến vấn đề thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo” và tạo việc làm cho sinh viên khi ra trường, đại biểu Lê Thị Nga - Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội nêu câu hỏi:



Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ:


Liên quan đến một vấn đề hiện nay đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm là chất lượng của sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh. Trong đó, gần đây xuất hiện một sản phẩm sách in hình cờ Trung Quốc, in bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ đó đặt ra một vấn đề lớn đó là trách nhiệm của Bộ giáo dục và đào tạo trong việc kiểm soát nội dung của sách giáo khoa trước khi xuất bản. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thẳn thắng nhìn nhận khuyết điểm:



Kết luận bế mạc phiên họp thứ 16 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); dự án Luật tiếp công dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối; cho ý kiến về công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như thảo luận về một số công việc quan trọng khác.

Bình luận