Theo báo cáo tại hội nghị, mạng lưới các điểm bán hàng bình ổn giá đã được nhân rộng, tập trung nhiều cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất. Số lượng các điểm bán hàng bình ổn giá không ngừng tăng lên. Hết năm 2011, con số này là 6.400 điểm. Giá bán hàng bình ổn tại các địa phương đảm bảo thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 5 đến 10%, thậm chí 15%. Kinh phí thực hiện chương trình cũng tăng nhanh. Ở địa phương thực hiện tốt công tác bình ổn giá như TPHCM, thì chỉ số giá tiêu dùng đã giảm xuống, từ năm 2010 đến hết 4 tháng năm 2012, chỉ số này của TPHCM luôn thấp hơn cả nước khoảng 2,6%. Tuy nhiên, cả Bộ Công thương và Bộ Tài chính đều nhận định, chương trình vẫn còn tồn tại những yếu kém: số lượng các điểm bán hàng chưa rộng khắp nên đối tượng thụ hưởng trực tiếp vẫn chưa nhiều, việc đầu cơ bằng cách mua hàng bình ổn rồi bán lại để hưởng chênh lệch vẫn còn khá phổ biến. Con số 250 doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn là quá thấp so với quy mô của thị trường. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nói:
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh các bộ, ban ngành, địa phương phải nâng cao trách nhiệm, tinh thần xã hội của các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn giá; phê phán, xử phạt công bằng những doanh nghiệp lợi dụng việc bán hàng bình ổn để hưởng lợi bất chính.